Nữ bệnh nhân phát hiện mắc bệnh lao từ triệu chứng đau đầu âm ỉ

  • Cập nhật: Thứ bảy, 20/1/2024 | 8:39:09 AM

Lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây nên. Bệnh có thể tấn công bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể, bao gồm phổi, não, màng não, gan, lách, xương, khớp...

Hình ảnh các nốt tổn thương do bệnh lao trên não bệnh nhân.
Hình ảnh các nốt tổn thương do bệnh lao trên não bệnh nhân.

Một bệnh nhân nữ 31 tuổi, tiền sử khỏe mạnh, nhập viện Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương với biểu hiện đau đầu âm ỉ kéo dài khoảng 2 tháng.

Bệnh nhân được khám nhiều bệnh viện lớn ở Hà Nội, nhưng các xét nghiệm cận lâm sàng ban đầu chưa thể chẩn đoán được bệnh. Trên phim chụp sọ não có nhiều tổn thương nghi ngờ là khối u di căn.

Đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, ngoài tổn thương trên não còn phát hiện nhiều nốt rất nhỏ trên phim cắt lớp vi tính ngực. Nội soi phế quản được thực hiện và xét nghiệm dịch não tủy phát hiện có vi khuẩn lao.

Kết quả xét nghiệm dịch não tủy phát hiện có vi khuẩn lao, kết hợp với các biểu hiện lâm sàng, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc lao kê - lao não màng não.

Lao kê là thể lao cấp tính, xảy ra lan tỏa, tổn thương nhiều cơ quan như phổi, gan, lách, não, màng não, nguy cơ tiến triển nặng và tử vong cao. Lao não màng não là thể lao nặng do vi khuẩn lao phát triển gây bệnh tại não của bạn.

Tất cả mọi người từ trẻ em đến người già đều có nguy cơ mắc lao.

Bệnh thường biểu hiện rất thầm lặng như: mệt mỏi, sút cân, ho kéo dài, sốt, vã mồ hôi... nếu biểu hiện ở não, màng não, bệnh nhân có thể chỉ cảm thấy giảm trí nhớ, đau đầu âm ỉ, thay đổi tâm trạng, buồn nôn, yếu liệt, giảm ý thức... Các triệu chứng diễn ra âm thầm đôi khi bạn nhầm tưởng với các biểu hiện bệnh thông thường khác. Ngoài ra các triệu chứng rất đa dạng tùy từng cơ quan bị bệnh.

Để chẩn đoán bệnh cần các bác sĩ chuyên khoa đánh giá và xét nghiệm chuyên sâu bởi nhiều tổn thương do lao có thể dễ nhầm với các tổn thương như u.

Bệnh lao hoàn toàn điều trị khỏi. Các thuốc lao hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, để điều trị bệnh lao cần phát hiện, chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt giúp giảm nguy cơ các thể lao nặng, giảm di chứng do lao, lao kháng thuốc, nguy cơ lây nhiễm cộng đồng.

Theo các bác sĩ, người dân cần khám sức khỏe hàng năm để phát hiện lao khi chưa có triệu chứng. Ngoài ra, cần khám ngay khi có biểu hiện bất thường về hô hấp như ho kéo dài trên 14 ngày, sụt cân, sốt về chiều, đau đầu kéo dài... Đặc biệt là các đối tượng nguy cơ cao như người thân người bệnh mắc lao, các bệnh mạn tính như đái tháo đường, suy thận, xơ gan, dùng ức chế miễn dịch...

(Theo Kinh tế đô thị)

Các tin khác
Người dân khám chữa bệnh tại cơ sở y tế.

Nhằm tăng cường công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp Tết Giáp Thìn 2024, Bộ Y tế đã có Văn bản số 228/BYT-KCB gửi đến các bệnh viện, Sở Y tế và Thủ trưởng y tế các bộ, ngành.

Dịp Tết, người dân đi lại nhiều dễ lây lan dịch bệnh.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2024.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, bệnh tim mạch, đột quỵ và ung thư.

Cục Quản lý môi trường y tế khuyến cáo: Có thể xem xét cho học sinh tiểu học, mầm non nghỉ học nếu chỉ số chất lượng không khí ở mức nguy hại trong thời gian 3 ngày liên tục. Nếu bắt buộc đi học cần tránh các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà hoặc điều chỉnh thời gian học phù hợp...

Cả nước có 121 ca mắc, 6 ca tử vong do bệnh đậu mùa khỉ

Bộ Y tế cho biết, tính đến nay, nước ta đã ghi nhận 121 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ, trong đó có 6 ca tử vong. Đây là dịch bệnh mới ghi nhận ở nước ta.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục