Béo phì khiến bệnh đái tháo đường ngày càng trẻ hóa

  • Cập nhật: Thứ ba, 2/4/2024 | 2:47:33 PM

Hiện nay, đái tháo đường tuýp 2 có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Căn nguyên là tình trạng béo phì kết hợp với một số yếu tố di truyền hoặc ngoại cảnh.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ngày 2-4, Bệnh viện Nội tiết trung ương đưa ra cảnh báo về nguy cơ người bị béo phì dễ dẫn tới đái tháo đường tuýp 2.

Theo đó, Bệnh viện Nội tiết trung ương thường xuyên tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân mắc béo phì, trong đó có rất nhiều trường hợp đái tháo đường.

Điển hình như trường hợp bệnh nhân Đ.T.M (22 tuổi, ở Hà Nội) bị béo phì từ nhỏ. Khi đến khám tại bệnh viện, bệnh nhân rất bất ngờ khi phát hiện mắc đái tháo đường tuýp 2.

Bệnh nhân Đ.T.M chia sẻ, từng nỗ lực giảm cân nhưng do lo ngại chế độ ăn kiêng không bảo đảm nên đã dừng lại. Vì vậy, cân nặng từ lúc trưởng thành tới thời điểm hiện tại vẫn duy trì ở mức cao. Bản thân M cảm thấy rất lo lắng khi đi khám và phát hiện bị đái tháo đường tuýp 2.

Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tuấn, Khoa Nội tiết người lớn, Bệnh viện Nội tiết trung ương cho biết, bệnh nhân M là trường hợp không thường xuyên gặp tại bệnh viện. Thông thường đái tháo đường tuýp 2 sẽ xuất hiện ở những người bước vào độ tuổi trung niên. Còn với bệnh nhân M, đái tháo đường tuýp 2 xuất hiện từ sớm, trên nền thể trạng béo phì, chế độ ăn giàu glucid, chất béo, ít vận động. Bệnh đã tiến triển trong một thời gian dài với những biểu hiện khát nước, uống nhiều nước, đi tiểu nhiều.

Vì vậy, trong giai đoạn đầu của phác đồ điều trị, ngoài việc tiến hành kiểm soát đường huyết bằng insulin thì mục tiêu kiểm soát cân nặng cho bệnh nhân cũng được bác sĩ đặc biệt chú trọng. Thêm vào đó, chế độ ăn uống và chế độ vận động phù hợp cũng tác động rất lớn đến quá trình điều trị của bệnh nhân.

Từ trường hợp bệnh nhân nói trên, các bác sĩ lưu ý, hiện nay, đái tháo đường tuýp 2 đang có xu hướng trẻ hóa. Căn nguyên là tình trạng béo phì, kết hợp với một số yếu tố di truyền hoặc ngoại cảnh như: Căng thẳng (stress), thức ăn có nhiều chất ô xy hóa, chất bảo quản… sẽ dẫn tới nguy cơ người trẻ dễ mắc đái tháo đường tuýp 2. Những biểu hiện điển hình của căn bệnh nguy hiểm này là tăng đường huyết kèm theo nhiều biến chứng khác về tim mạch, gan và thận.

Để phòng tránh béo phì và đái tháo đường, các bác sĩ khuyến cáo, mọi người cần cân đối nhu cầu năng lượng của cơ thể. Cùng với đó, nên tăng cường tập luyện thể thao để nâng cao sức khỏe. Ngoài ra, ngay khi cảm thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường, cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Nhà tù tỉnh Prachuap Khiri Khan ghi nhận 79 ca mắc COVID-19 và xuất hiện các cụm lây nhiễm. (Ảnh: Thailand Medical News)

Giới chức y tế Thái Lan đang chuẩn bị mở một trung tâm hoạt động khẩn cấp (EOC) để kiểm soát tình hình COVID-19 tại nhà tù tỉnh Prachuap Khiri Khan - nơi đã xác nhận 79 ca mắc COVID-19 và xuất hiện các cụm lây nhiễm.

Bố mẹ cần chú ý nếu trẻ bị một số biểu hiện như đau bụng dai dẳng, chóng mặt, da xanh. Ảnh minh họa

Thời gian gần đây, Khoa Nhi - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội ghi nhận nhiều trường hợp trẻ xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng.

Hình ảnh X-quang phổi trắng (Ảnh minh họa)

Gần đây, tình trạng bệnh “phổi trắng” gia tăng tại Châu Âu, Mỹ và Trung Quốc. Bệnh đang là mối quan ngại đối với trẻ em, người có sức đề kháng yếu.

Người dân xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn được khám, sàng lọc bệnh lao miễn phí.

UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Kế hoạch số 82 về thực hiện chương trình y tế - dân số trên địa bàn năm 2024, nhằm tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện hiệu quả chương trình hành động của Tỉnh ủy, UBND tỉnh thực hiện các nghị quyết của Chính phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục