Các nhà khoa học Mỹ đã tiêu diệt các tế bào ung thư trong phòng thí nghiệm bằng một phân tử rung đặc biệt, kích thích bằng ánh sáng cận hồng ngoại.
|
Tế bào ung thư - Ảnh đồ họa AI
|
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Rice, Đại học Texas A&M và Đại học Texas (Mỹ) cho biết phương pháp mới của họ dựa trên phân tử aminocyanine. Trong thí nghiệm, các phân tử này được kích thích bởi ánh sáng cận hồng ngoại khiến chúng rung đồng bộ.
Tác động này sẽ phá vỡ màng tế bào ung thư, từ đó tiêu diệt khối u một cách triệt để.
Phân tử aminocyanine vốn được sử dụng làm thuốc nhuộm tổng hợp trong các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Với liều lượng thấp, chúng được dùng để xác định các tế bào ung thư trong cơ thể.
Theo các tác giả nghiên cứu, phương pháp mới là bước cải tiến rõ rệt từ một loại máy phân tử diệt ung thư cũ - gọi là động cơ kiểu Feringa, cũng nhằm mục đích phá vỡ cấu trúc tế bào.
Phương pháp ứng dụng aminocyanine có thể xem như một thế hệ máy phân tử diệt ung thư hoàn toàn mới, chuyển động nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Nhờ sử dụng ánh sáng cận hồng ngoại thay vì ánh sáng khả kiến, nó sẽ cho phép các nhà khoa học điều khiển tiến sâu hơn vào cơ thể.
Ví dụ, họ có thể tiếp cận để điều trị ung thư xương và các cơ quan nội tạng mà không cần phải phẫu thuật.
Kết quả mới được công bố trên tạp chí Nature Chemistry đến từ một thí nghiệm dựa vào các tế bào ung thư được nuôi cấy.
Họ đã thành công ngoài mong đợi khi phương pháp mà họ gọi là "máy khoan phân tử" này tiêu diệt 99% tế bào ung thư.
Phương pháp này cũng đã được thử nghiệm trên chuột bị ung thư hắc tố - một loại ung thư da "sát thủ" - và đạt được thành công.
Nhóm nghiên cứu vẫn đang tiếp tục làm việc để tiến đến các thử nghiệm lâm sàng nhằm đưa phương pháp này vào các phác đồ điều trị thực thụ, cũng như thử nghiệm một số phân tử khác có công dụng tương tự.
(Theo NLĐO)
Suy giáp là tình trạng mà tuyến giáp bị suy yếu, không tiết đủ hoóc môn để duy trì hoạt động cơ thể một cách khỏe mạnh. Hệ quả là dẫn đến hàng loạt triệu chứng mà người bệnh dễ nhầm tưởng là các vấn đề sức khỏe thông thường.
Giáo sư, bác sĩ Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, trong vòng 48 giờ đồng hồ, bệnh viện Trung ương Huế đã lập 3 kỷ lục về ghép tạng cứu sống 8 bệnh nhân.
Hệ thống y tế công ở Anh (NHS) đang cung cấp “tụy nhân tạo” cho các bệnh nhân tiểu đường tuýp 1.
Bác sỹ Trần Trung Thành - Giám đốc Trung tâm Y tế Lục Yên cho biết: Vào khoảng 5h sáng ngày 3/4, Trung tâm tiếp nhận trường hợp bệnh nhân H.T.T, 40 tuổi, ở xã Mường Lai nhập viện trong tình trạng đau liên tục dữ dội vùng bụng trên rốn như có vật nhọn đâm vào bụng.