Bộ Y tế: Người đã tiêm vaccine AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/5/2024 | 2:48:10 PM

Trước tình trạng một số người dân lo lắng bị biến chứng đông máu vì đã tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca nên chủ động đi làm xét nghiệm, Bộ Y tế khuyến cáo không cần thực hiện bất cứ xét nghiệm nào…

Ngày 10-5, Bộ Y tế thông tin chi tiết về tình hình tiêm chủng vaccine Covid và nguy cơ biến chứng đông máu sau tiêm vaccine AstraZeneca.

Đây là vấn đề đang được dư luận rất quan tâm, do AstraZeneca đang thực hiện quy trình xin rút giấy phép vaccine COVID-19 của họ vì gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu.

Bộ Y tế nêu rõ, tiêm chủng vaccine AstraZeneca là an toàn và hiệu quả. Vaccine này là 1 trong 14 loại vaccine COVID-19 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp phép sử dụng khẩn cấp và là một trong những vaccine được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, với hơn 2 tỷ liều đã được tiêm chủng toàn cầu.

Theo WHO, số liệu từ Anh và Châu Âu cho thấy nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ hiếm gặp của vaccine AstraZeneca như huyết khối kèm Hội chứng giảm tiểu cầu (TTS) ước tính là 1 trên 100,000 người lớn được tiêm và xảy ra trong khoảng 3-21 ngày, có một số ít trường hợp xảy ra sau 42 ngày. Một thống kê khác của GAVI cho thấy, tỷ lệ ghi nhận tại Anh là 4/1.000.000 người (tương đương 0.4/100.000 người).

Với tỷ lệ rất hiếm gặp của huyết khối kèm giảm tiểu cầu, WHO khẳng định lợi ích của việc tiêm chủng vaccine AstraZeneca trong việc bảo vệ chống lại COVID-19 vượt xa so với rủi ro.

Tại Việt Nam, vaccine AstraZeneca là loại vaccine COVID-19 đầu tiên được nhập khẩu và triển khai tiêm chủng. Tính đến nay, Việt Nam đã triển khai tiêm hơn 266 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó có 70 triệu liều vaccine AstraZeneca đã được sử dụng.

Bộ Y tế nhấn mạnh, huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu (TTS) liên quan đến vaccine AstraZeneca là tác dụng phụ rất hiếm gặp và thường chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn sau tiêm. Kể từ tháng 7 năm 2023, Việt Nam đã sử dụng hết loại vaccine này, nên hiện tại không còn rủi ro phát triển TTS sau khi tiêm vaccine AstraZeneca.

"Do vậy, đối với những người đã tiêm vaccine này, không cần thực hiện xét nghiệm D-dimer hay bất kỳ xét nghiệm đông máu do không còn nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu ở những người đã tiêm vaccine AstraZeneca từ gần 1 năm trước” – Bộ Y tế khuyến cáo.
(Theo ANTĐ)

Các tin khác
Giám sát chi trả từ Quỹ BHYT.

Bảo hiểm xã hội (BHXH) vừa công bố 10 trường hợp được Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả chi phí lớn từ hơn 2,5 tỷ đồng đến 4,4 tỷ đồng từ năm 2023 đến hết tháng 4/2024.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Dũng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Bệnh viện Mắt Hà Nội - Yên Bái khám bệnh cho người dân

Bệnh viện Mắt Hà Nội - Yên Bái chính thức khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 10/4/2024. Đây là mô hình bệnh viện chuyên khoa ngoài công lập đầu tiên trên địa bàn tỉnh Yên Bái, được xây dựng với quy mô 21 giường. Với cơ sở và trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ y bác sỹ chuyên sâu, lành nghề, Bệnh viện bước đầu đã trở thành địa chỉ tin cậy của người dân trong và ngoài tỉnh.

Bác sĩ phẫu thuật lấy các sợi chỉ bị nhiễm khuẩn cho bệnh nhân.

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Ngày 16/5, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Mỹ đã phê duyệt nhanh thuốc Tarlatamab của công ty dược phẩm Amgen, một liệu pháp miễn dịch điều trị cho những người trưởng thành mắc ung thư phổi tế bào nhỏ ở giai đoạn cuối dù bệnh nhân đã thực hiện hóa trị trước đó.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục