Phát hiện hội chứng tự miễn dịch mới liên quan COVID-19 gây ra bệnh phổi chết người

  • Cập nhật: Thứ ba, 21/5/2024 | 7:44:33 AM

Sự gia tăng đột biến các trường hợp mắc bệnh tự miễn hiếm gặp trong đợt bùng phát COVID-19 ở Anh đã dẫn đến việc phát hiện ra một hội chứng mới. Đó là hội chứng tự miễn dịch mới liên quan đến COVID-19 có thể gây ra bệnh phổi đe dọa tính mạng.

Các nhà khoa học cho biết họ đã phát hiện ra một hội chứng tự miễn dịch có khả năng liên quan đến COVID-19. (Ảnh: Christoph Burgstedt/ Thư viện ảnh khoa học)

Hội chứng - mà các nhà khoa học gọi là "Viêm phổi kẽ và tự miễn dịch MDA5 cùng thời với đại dịch COVID-19", hay gọi tắt là MIP-C - là một tình trạng nghiêm trọng, hiếm gặp, trong đó hệ miễn dịch vô tình tấn công cơ thể. Trong trường hợp xấu nhất, phổi sẽ bị sẹo và cứng đến mức cách duy nhất để cứu là ghép phổi toàn bộ.

Tuy nhiên, chỉ một phần nhỏ các trường hợp liên quan đến phổi. Tiến sĩ Dennis McGonagle, một nhà thấp khớp tại Đại học Leeds ở Anh, người đầu tiên bắt đầu nghiên cứu các mô hình của căn bệnh mới, cho biết: "Hai phần ba số trường hợp nghiên cứu không mắc bệnh phổi. Nhưng chúng tôi thấy rằng 8 trường hợp tiến triển nhanh chóng và tử vong bất chấp tất cả các liệu pháp công nghệ cao mà chúng tôi có thể áp dụng cho họ".

Tổng cộng, McGonagle và các đồng nghiệp của ông cho đến nay đã xác định được 60 trường hợp mắc hội chứng này. Họ đã công bố nghiên cứu này trên tạp chí eBioMedicine số tháng 5.

McGonagle nói rằng, căn bệnh này trông giống với tình trạng bệnh viêm da cơ MDA5 đã biết, hầu như xảy ra ở phụ nữ gốc Á. Trong đó, bệnh nhân bị đau khớp, viêm cơ và phát ban trên da, và trong 2/3 trường hợp, họ bị sẹo phổi đe dọa tính mạng. Viêm da cơ MDA5 xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công một trong những protein của chính nó: một loại protein có tên MDA5 thường giúp phát hiện virus RNA. Những loại virus này bao gồm những virus gây bệnh cúm, Ebola và COVID-19.

McGonagle cho biết nghiên cứu mới cho thấy rằng, việc tiếp xúc với RNA của virus Corona, vắc xin ngừa Covid-19 hoặc cả hai đôi khi có thể kích hoạt việc sản xuất kháng thể kháng MDA5.

Thông thường, MDA5 kích hoạt khi nó cảm nhận được RNA virus trong tế bào và thúc đẩy cơ thể tạo ra kháng thể chống lại virus. Nhưng ở những người mắc MIP-C, phản ứng miễn dịch này gặp trục trặc. McGonagle gợi ý rằng hoặc cơ thể nhầm protein MDA5 là protein lạ và tấn công nó, hoặc RNA khởi động phản ứng miễn dịch mạnh đến mức các protein của chính cơ thể, bao gồm MDA5, trở thành mục tiêu tấn công miễn dịch.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, việc kích hoạt IFIH1 đi kèm với một lượng lớn protein gây viêm gọi là interleukin-15 (IL-15). IL-15 kích hoạt một lớp tế bào miễn dịch thường tiêu diệt các tế bào bị nhiễm bệnh nhưng đôi khi có thể tấn công các tế bào của chính cơ thể.

(Theo TPO)

Các tin khác
Giám sát chi trả từ Quỹ BHYT.

Bảo hiểm xã hội (BHXH) vừa công bố 10 trường hợp được Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả chi phí lớn từ hơn 2,5 tỷ đồng đến 4,4 tỷ đồng từ năm 2023 đến hết tháng 4/2024.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Dũng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Bệnh viện Mắt Hà Nội - Yên Bái khám bệnh cho người dân

Bệnh viện Mắt Hà Nội - Yên Bái chính thức khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 10/4/2024. Đây là mô hình bệnh viện chuyên khoa ngoài công lập đầu tiên trên địa bàn tỉnh Yên Bái, được xây dựng với quy mô 21 giường. Với cơ sở và trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ y bác sỹ chuyên sâu, lành nghề, Bệnh viện bước đầu đã trở thành địa chỉ tin cậy của người dân trong và ngoài tỉnh.

Bác sĩ phẫu thuật lấy các sợi chỉ bị nhiễm khuẩn cho bệnh nhân.

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Ngày 16/5, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Mỹ đã phê duyệt nhanh thuốc Tarlatamab của công ty dược phẩm Amgen, một liệu pháp miễn dịch điều trị cho những người trưởng thành mắc ung thư phổi tế bào nhỏ ở giai đoạn cuối dù bệnh nhân đã thực hiện hóa trị trước đó.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục