Yên Bái: Nâng cao ý thức bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/5/2024 | 7:45:37 AM

YênBái - Tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân và tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động sơ chế, chế biến, bảo quản vận chuyển kinh doanh; lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu an toàn đối với các sản phẩm có nguy cơ cao như: giò, chả, nem chua, thủy sản, rau quả và các sản phẩm chế biến khác từ thực vật ,động vật…

Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra ATTP tại bếp ăn của Công ty TNHH Sản xuất và Đầu tư Lâm Phong, thôn Ngòi Sen, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái.
Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra ATTP tại bếp ăn của Công ty TNHH Sản xuất và Đầu tư Lâm Phong, thôn Ngòi Sen, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái.


Là nhà hàng chuyên phục vụ các thực đơn về cá, nhà hàng Hà Oanh tại xã Phúc Lộc, thành phố Yên Bái luôn chú trọng công tác đảm bảo VSATTP bởi cá cũng là nguyên liệu yêu cầu bảo quản đòi hỏi cao hơn các thịt động vật khác. Chị Nguyễn Thị Chín, quản lý nhà hàng Hà Oanh, cho biết: "Nhà hàng có hồ sơ quản lý đầy đủ, đảm bảo quy định: không gần nguồn ô nhiễm, vệ sinh sạch sẽ, thực hiện đầy đủ, đúng các quy định về ATTP, nhà cung cấp thực phẩm có hợp đồng đảm bảo ATTP rõ ràng, nhân viên nhà hàng được tập huấn kiến thức về ATTP, khám sức khỏe định kỳ đầy đủ. Bên cạnh đó, rác thải từ nhà hàng cũng được thu gom tập trung theo ngày”. 

Gia đình chị Trương Thị Hải Yến ở tổ 4, phường Tân An là cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chế biến từ thịt trâu, thịt lợn, đặc biệt là  sản phẩm thịt sấy đã nhiều năm nay của thị xã Nghĩa Lộ. Chị Yến, chủ cơ sở, cho hay: "Tôi đã đã tham gia nhiều lớp tập huấn chế biến thực phẩm an toàn, cùng với việc từ nguồn thịt đến chế biến ra các sản phẩm đều được thực hiện đảm bảo ATTP để giữ chữ tín với khách hàng”.

Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái có gần 9.560 cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm, chủ yếu là chế biến, kinh doanh nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình với các sản phẩm thực phẩm từ: lúa, gạo, măng, chè đen, chè xanh, các loại quả có múi; các sản phẩm chế biến từ thịt như: thịt trâu sấy, thịt lợn sấy, cá sấy; sản phẩm mật ong, dầu lạc, dầu vừng… 

Tuy nhiên, phương thức sản xuất, chế biến của các cơ sở chủ yếu là thủ công, truyền thống; các địa phương ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn tồn tại một số tập quán sinh hoạt ăn uống không hợp vệ sinh...  cũng ảnh hưởng đến công tác ATTP.

Trước thực trạng đó, hàng năm, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, tổ chức các hội thảo, tập huấn nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ chuyên môn, siết chặt công tác quản lý, kiểm tra giám sát, xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm các quy định về ATVSTP. 

Cùng với đó, tăng cường công tác quản lý để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm trong việc chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về ATVSTP, tuyên truyền người dân lựa chọn sử dụng thực phẩm an toàn, rõ nguồn gốc xuất xứ.

Trong "Tháng hành động vì ATTP”, đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP của tỉnh đã kiểm tra công tác bảo đảm ATTP tại một số bếp ăn tập thể, nhà hàng, quán ăn, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Qua kiểm tra, hầu hết các cơ sở đều đảm bảo các điều kiện kinh doanh như: có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, giấy chứng nhận sức khỏe, kinh doanh đúng ngành nghề đăng ký, địa điểm kinh doanh đảm bảo VSATTP; các mặt hàng buôn bán có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP của cơ quan có thẩm quyền cấp, tem hợp quy trên sản phẩm còn hiệu lực... Qua các buổi kiểm tra đã tuyên truyền nhắc nhở, yêu cầu chủ cơ sở khắc phục ngay những tồn tại, yêu cầu cơ sở tiêu hủy tại chỗ hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng...
 
Là đơn vị chuyên môn nòng cốt, từ đầu năm đến nay, Chi cục  ATVSTP tỉnh đã phối hợp với các cơ quan chức năng, đơn vị nghiệp vụ kiểm tra 140 cơ sở, lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính về ATVSTP 9 cơ sở, với số tiền trên 28 triệu đồng nộp ngân sách Nhà nước. 

Ông Lương Quốc Dũng - Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP tỉnh cho biết: "Đơn vị đã phối hợp với các cơ quan liên ngành, các tổ chức chính trị, các đoàn kiểm tra đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; công tác tập huấn, đào tạo cán bộ làm công tác ATVSTP từ tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố được đẩy mạnh; kịp thời chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm”.

Trên  cả nước đầu năm đến nay đã có nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tại các nhà hàng, quán ăn, bếp ăn tập thể gây hậu quả nghiêm trọng. Mùa hè nắng  nóng, thực phẩm dễ ôi thiu, nấm mốc, nhiễm khuẩn; nguy cơ ngộ độc thực phẩm càng hiện hữu. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe người dùng, thời gian tới, Chi cục ATVSTP tỉnh tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng, các địa phương tăng cường kiểm tra, quản lý nhằm phát hiện, xử lý, ngăn chặn kịp thời, hiệu quả các hoạt động gian lận thương mại; buôn bán, kinh doanh thực phẩm giả, thực phẩm nhập lậu, thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. 

Đồng thời, các ngành chức năng cũng tập trung tuyên truyền người sản xuất, kinh doanh, chế biến nâng cao ý thức chấp hành các quy định bảo đảm ATVSTP; tuyên truyền, hướng dẫn người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa tình trạng ngộ độc thực phẩm; tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động sơ chế, chế biến, bảo quản vận chuyển kinh doanh và lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu an toàn đối với các sản phẩm có nguy cơ cao như: giò, chả, nem chua, thủy sản, rau quả và các sản phẩm chế biến khác từ thực vật ,động vật…; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tránh để hậu quả xảy ra thì thiệt hại cả người kinh doanh và người dùng. 

Minh Huyền 

Tags nâng cao nhận thức an toàn vệ sinh thực phẩm

Các tin khác
Các bác sĩ phẫu thuật ghép gan lợn cho bệnh nhân 71 tuổi vào ngày 17/5. Ảnh: Bệnh viện Liên kết Số một thuộc Đại học Y An Huy

Sau khi được ghép gan lợn đã chỉnh sửa gene, bệnh nhân 71 tuổi có thể đi lại, không có dấu hiệu đào thải bộ phận mới.

Trung tâm Y tế huyện Văn Yên được đầu tư xây dựng một số hạng mục nhằm đáp ứng nhu cầu khám và điều trị của người bệnh.

Hàng năm, tỉnh Yên Bái đã dành trên 50% tổng đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế chung của tỉnh cho tuyến y tế cơ sở.

Thầy N.V.D. bị đột quỵ khi đang phát biểu tại lễ kỷ niệm thành lập trường. Ảnh: Facebook

Trong lúc lên phát biểu nhân dịp gặp mặt kỷ niệm 45 năm thành lập trường, nguyên hiệu trưởng đã bị đột quỵ và tử vong sau đó.

Bệnh nhân mắc bệnh phổi mô kẽ điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương.

Rất nhiều người chủ quan khi mắc bệnh phổi mô kẽ, đến viện muộn hoặc bỏ qua điều trị, khi được phát hiện thì đã muộn. Tỷ lệ bệnh nhân mắc phổi mô kẽ khoảng 6-7% tổng số bệnh nhân trong Khoa Hô hấp, Bệnh viện Phổi Trung ương, được ví như bệnh “chết đuối trên cạn” khi có tỷ lệ tử vong cao, điều trị suốt đời, chi phí tốn kém.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục