Phòng bệnh mùa nắng nóng

  • Cập nhật: Thứ hai, 12/8/2024 | 4:43:53 PM

YênBái - Mùa hè nắng nóng thường gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe của con người, nhất là người già, trẻ nhỏ; có thể dẫn đến tình trạng bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Đặc biệt, thời điểm này, bệnh bạch hầu, bệnh sốt xuất huyết đã xuất hiện tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Vì vậy, để phòng bệnh mùa hè, mỗi người cần chú ý đến sức khỏe của bản thân và các thành viên trong gia đình.

Bệnh nhi Hoàng Minh Nhật ở thôn Đức Tiến, xã Yên Bình, huyện Yên Bình, 37 tháng tuổi vào Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh ngày 2/8 với các triệu chứng ho, sốt, thở khò khè. Nhật được chẩn đoán viêm phổi cấp. Chị Nguyễn Thị Phương, mẹ cháu Nhật cho biết, cháu chưa bị viêm phổi bao giờ, chỉ viêm họng, cúm, nhưng do đợt này thời tiết mưa nắng thất thường nên từ bị viêm họng bệnh cháu nhanh chóng chuyển sang thành viêm phổi.

Hiện Khoa Nhi tổng hợp Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh đang điều trị 60 - 70 bệnh nhân, chủ yếu mắc các bệnh lý tiêu hóa, hô hấp, truyền nhiễm như: cúm A-B, RSV, ho gà, thủy đậu, Covid -19…, tăng 10 - 20% so với cùng kỳ năm 2023. 

Theo bác sĩ Chuyên khoa I Hà Thị Thanh Liêm, mùa hè năm nay thời tiết nắng nóng và mưa đan xen gây ra tình trạng sốc nhiệt, là điều kiện thuận lợi cho các bệnh lý tiêu hóa, hô hấp, truyền nhiễm phát triển ở trẻ nhỏ. Vì vậy, để phòng bệnh mùa hè cho trẻ, bác sĩ Liêm khuyến cáo: Đảm bảo cung cấp đủ nước cho trẻ; bảo vệ trẻ khỏi tác động của ánh nắng mặt trời; duy trì vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ; chế độ dinh dưỡng hợp lý; phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp giảm nguy cơ biến chứng và đảm bảo sức khỏe cho trẻ...


Nắng nóng xen mưa khiến những người cao tuổi dễ mắc và tái phát các bệnh: tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, viêm phổi... 

Nắng nóng kèm mưa đan xen khiến bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính của ông Đoàn Đức Khang, tổ 9, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái lại tái phát sau 2 năm ổn định. Ông Khang rất khó thở, mệt mỏi. Sau gần 1 tuần điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, sức khỏe ông đã ổn định.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, mùa hè năm nay, nhiệt độ của khu vực Bắc bộ ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nền nhiệt thường từ 35-39 độ C. Nắng nóng xen mưa khiến những người cao tuổi dễ mắc và tái phát các bệnh: tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, viêm phổi...  Mức độ nhẹ làm người bệnh mệt mỏi, khát nước, hoa mắt, chóng mặt, tăng nhịp tim... Nặng thì đau đầu dữ dội, khó thở tăng dần, cảm giác buồn nôn hoặc nôn, yếu hoặc liệt nửa người, co giật, ngất xỉu hoặc hôn mê, trụy tim mạch... 

Từ tháng 5 đến nay, Khoa cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tiếp nhận gần 1.000 bệnh nhân gặp các vấn đề sức khỏe do nắng nóng, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, bác sĩ Chuyên khoa I Vũ Văn Tuấn, Phó khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã có khuyến cáo: Khi có một trong các biểu hiện của đột quỵ như: giảm thị lực, yếu tay chân, nói ngọng, nói khó, đau đầu, chóng mặt… cần đưa người bệnh đến ngay các đơn vị điều trị đột quỵ để được chẩn đoán, điều trị kịp thời. 

Hầu hết bệnh mùa nóng thường không đáng sợ, nhưng nếu người bệnh chủ quan, không điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển hướng xấu, trầm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vì thế, mỗi người dân cần lưu ý theo dõi sức khỏe của bản thân mình, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ trong thời gian cao điểm nắng nóng được dự báo sẽ kéo dài đến tháng 9 năm nay.

Minh Huyền - Bùi Minh

Tags Phòng bệnh khám chữa bệnh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bệnh viện Sản - Nhi

Các tin khác
Mẫu xét nghiệm dương tính với biến thể JN.1.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo số ca mắc Covid-19 đang gia tăng trên toàn thế giới và tình hình dự kiến sẽ không được cải thiện trong thời gian tới. Hiện Covid-19 vẫn đang cướp đi sinh mạng của khoảng 1.700 người mỗi tuần trên toàn cầu.

Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh xét nghiệm HIV cho người dân tại phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện.

Trên địa bàn Yên Bái có đến 40,2% số người nhiễm HIV lây truyền qua đường máu. Xét nghiệm sớm HIV để xác định không nhiễm hoặc nhiễm giúp người bệnh có thể tiếp cận dịch vụ tư vấn, điều trị kịp thời, cũng như giảm nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp F1 của bệnh nhân mắc bạch hầu tại thị trấn Mường Lát

Ngày 11.8, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, UBND tỉnh này vừa có quyết định công bố dịch bạch hầu trên địa bàn TT.Mường Lát (H.Mường Lát, Thanh Hóa), nguyên nhân do vi khuẩn bạch hầu, và là bệnh truyền nhiễm nhóm B - một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Tiêm vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ tại Trạm y tế xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Thái Bình

Trên thế giới, tình hình bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến phức tạp, nhiều bệnh đã có xu hướng gia tăng số mắc tại nhiều quốc gia, trong đó có sốt xuất huyết, sởi, ho gà. Tác động của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng các vaccine cho trẻ em trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục