Tại Khóa họp 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA), ngày 26/9, các nhà lãnh đạo toàn cầu đã thông qua tuyên bố chính trị nhằm giải quyết các mối đe dọa của tình trạng kháng kháng sinh (AMR).
|
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh tư liệu
|
Theo Liên hợp quốc (LHQ), AMR là "sát thủ vô hình”, trực tiếp cướp đi sinh mạng của 1,3 triệu người và là yếu tố góp phần gây ra 5 triệu ca tử vong khác mỗi năm. Tại cuộc họp cấp cao UNGA, các nhà lãnh đạo toàn cầu cam kết thực hiện một loạt mục tiêu và hành động cụ thể, trong đó có việc giảm 10% trong tổng số 4,95 triệu ca tử vong ước tính mỗi năm liên quan đến AMR vào năm 2030. Tuyên bố kêu gọi nguồn tài trợ quốc gia bền vững, cũng như cung cấp 100 triệu USD cho các quỹ đầu tư nhằm đạt được mục tiêu ít nhất 60% số nước tài trợ cho các kế hoạch hành động quốc gia về AMR vào năm 2030.
UNGA còn đặt ra mục tiêu tham vọng hơn là ít nhất 70% thuốc kháng sinh sử dụng cho sức khỏe con người trên toàn cầu phải thuộc nhóm thuốc kháng sinh tiếp cận của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có tác dụng phụ tương đối tối thiểu và khả năng gây AMR thấp hơn.
Tuyên bố cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải ngăn ngừa và giải quyết tình trạng thải thuốc kháng khuẩn ra môi trường, đồng thời kêu gọi tăng cường nghiên cứu và hiểu rõ các khía cạnh môi trường của AMR, cũng như thúc đẩy hành động để giải quyết các nguồn gốc chính gây ô nhiễm thuốc kháng khuẩn.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh tuyên bố bao gồm những cam kết quan trọng và nếu biến thành hành động, việc này sẽ giúp theo dõi AMR, làm chậm quá trình AMR, cũng như thúc đẩy sự phát triển của những loại thuốc mới.
AMR xảy ra khi vi khuẩn, virus, nấm và kí sinh trùng thay đổi theo thời gian và không còn đáp ứng với thuốc, làm cho bệnh nhiễm trùng khó điều trị hơn và làm tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và có thể gây tử vong.
(Theo Báo Tin tức)
Trong nghiên cứu của mình, nhóm nghiên cứu Đại học Kyoto và nhà sản xuất thiết bị y tế Arkray Inc. đã phát triển một mô hình nhận dạng khối u thông qua công nghệ máy học tự động.
Mưa ngập, nước đọng, điều kiện vệ sinh không đảm bảo... là nguyên nhân khiến muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sôi mạnh, có thể bùng phát thành dịch nếu không có biện pháp ngăn chặn quyết liệt.
Ngày 25-9, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVHQ) cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Nhà chức trách Ấn Độ ngày 23/9 thông báo nước này đã ghi nhận trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên do biến thể 1b. Đây cũng là ca bệnh đậu mùa khỉ do Biến thể 1b đầu tiên ghi nhận tại Nam Á.