Đến năm 2025, không còn giao dịch chi bằng tiền mặt qua kho bạc

  • Cập nhật: Thứ hai, 9/5/2022 | 9:14:43 AM

Với mục tiêu trở thành Kho bạc số, Kho bạc Nhà nước phấn đấu đến cuối năm 2025 không còn giao dịch tiền mặt, không chứng từ giấy...

Đến năm 2025, không còn giao dịch chi bằng tiền mặt qua kho bạc
Đến năm 2025, không còn giao dịch chi bằng tiền mặt qua kho bạc

Kho bạc Nhà nước vừa ban hành Quyết định số 1953/QĐ-KBNN phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) trong hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) đến năm 2025.

Đề án TTKDTM đưa ra định hướng thúc đẩy các hoạt động TTKDTM trong nền kinh tế nói chung và trong hệ thống KBNN nói riêng, đặc biệt là trong thu, chi ngân sách nhà nước, tạo thuận lợi hơn cho người dân và các đơn vị có giao dịch với KBNN tiếp cận các dịch vụ TTKDTM; lấy khách hàng làm trung tâm của hoạt động thanh toán.

Bên cạnh đó, đề án cũng cân bằng giữa đổi mới, sáng tạo với ổn định tài chính, cạnh tranh công bằng, bảo vệ quyền lợi của các đơn vị, tổ chức, cá nhân có giao dịch với KBNN, bảo vệ lợi ích quốc gia, đảm bảo an ninh, an toàn, quản lý rủi ro, bảo mật dữ liệu trong lĩnh vực thanh toán.

Đặc biệt, đề án ứng dụng hiệu quả thành tựu khoa học, công nghệ trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 để thúc đẩy hoạt động TTKDTM trong hệ thống KBNN, phù hợp với xu thế phát triển trên thế giới, có khả năng kết nối liên thông, liên mạch với các hệ thống, dịch vụ thuộc các ngành, lĩnh vực khác trong nền kinh tế; tăng cường hợp tác với các đơn vị trong và ngoài ngành tài chính; ứng dụng các thành tựu, kinh nghiệm trong nước và quốc tế về TTKDTM.

Với định hướng ứng dụng cộng nghệ thông tin, lấy khách hàng làm trọng tâm, KBNN cũng đưa ra các mục tiêu phát triển TTKDTM cụ thể đến năm 2025 đó là: Tạo sự chuyển biến tích cực về TTKDTM trong hệ thống KBNN, hình thành thói quen của các đơn vị sử dụng ngân sách, người nộp NSNN, các tổ chức và cá nhân khác có giao dịch với KBNN ở khu vực đô thị trong việc thanh toán nói chung và thu, chi NSNN nói riêng bằng các hình thức TTKDTM, từng bước phát triển ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Giảm dần tỷ lệ thu, chi bằng tiền mặt qua KBNN và tiến tới hình thành Kho bạc không có tiền mặt trên cơ sở hiện đại hóa các hình thức thanh toán, đảm bảo phù hợp với xu thế chung của đất nước, của khu vực và thế giới về phát triển các giao dịch TTKDTM...

Với các định hướng và mục tiêu trên, KBNN đã đề ra những giải pháp nhằm phát triển TTKDTM trong hệ thống KBNN đến năm 2025 trên tất cả các lĩnh vực, từ khuôn khổ pháp lý, công nghệ, quy trình nghiệp vụ, an toàn, bảo mật, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho công chức và đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền.

Trong đó, KBNN sẽ hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách. Nâng cấp, phát triển hạ tầng thanh toán hiện đại, an toàn, hiệu quả và có khả năng liên thông: Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của KBNN để các ngân hàng thương mại (NHTM) có thể truy cập vào cổng trao đổi dữ liệu của KBNN lấy thông tin (bảng thanh toán) cho đối tượng thụ hưởng của các đơn vị sử dụng NSNN; tiếp tục hoàn thiện kết nối giữa hạ tầng của KBNN với các cơ quan thuế, hải quan, Cổng dịch vụ công quốc gia; hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia (IPBS) và hệ thống thanh toán của các NHTM...

Đồng thời, KBNN đẩy mạnh thu, chi qua KBNN bằng các hình thức TTKDTM. Tiếp tục mở rộng mạng lưới tài khoản phục vụ thu ngân quỹ nhà nước của KBNN tại các hệ thống NHTM, đảm bảo đáp ứng điều kiện để mở tài khoản phục vụ thu ngân quỹ nhà nước của KBNN; phối hợp với Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan và các NHTM triển khai thu NSNN theo mã định danh khoản thu để giảm thiểu truyền nhận thông tin giữa các cơ quan, tạo điều kiện đẩy mạnh các hình thức thu hiện đại như thu qua QR-Code, mobile-money, ví điện tử, mobile-banking,...
(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Với tình hình các mối đe dọa về an ninh thông tin ngày càng gia tăng, việc chuyển đổi số sẽ không thể thành công hay duy trì bền vững nếu thiếu một chiến lược bảo mật phù hợp.

Được xác định là một ngành quan trọng, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, song ngành logistics (hoạt động trong lĩnh vực giao nhận, vận chuyển, lưu kho bãi, thủ tục hải quan, hàng hóa…) nước ta còn phát triển nhỏ lẻ, phân tán. Để nâng tính cạnh tranh, tạo bước phát triển đột phá cho ngành logistics, chuyển đổi số được xem là đòn bẩy quan trọng.

Ngành giáo dục huyện Mù Cang Chải tăng cường sử dụng các phần mềm quản lý giáo dục. (Ảnh: Trong thời gian nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19, các trường học trên địa bàn thị trấn Mù Cang Chải tổ chức cho học sinh học trực tuyến).

Ngành giáo dục huyện Mù Cang Chải đã hoàn tất việc số hóa, gắn mã định danh cho các đơn vị trường học để tiện lợi cho việc quản lý giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình... Lĩnh vực y tế đang triển khai sâu rộng và hiệu quả các phần mềm chuyên ngành cơ bản. Đây cũng là 2 trong số các lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số của huyện Mù Cang Chải trong thời gian tới.

Cán bộ Công ty Điện lực Yên Bái hướng dẫn doanh nghiệp chuyển đổi số.

Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N) trên địa bàn tham gia chuyển đổi số (CĐS) để tối ưu hóa hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất, năng lực quản trị doanh nghiệp (DN), gia tăng lợi thế cạnh tranh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục