Bốn xu hướng chính chuyển đổi số du lịch

  • Cập nhật: Thứ hai, 30/5/2022 | 1:44:04 PM

Tổng cục Du lịch nhận định có 4 xu hướng chính trong chuyển đổi số du lịch. Hiện ngành du lịch đang nắm bắt cơ hội chuyển đổi số để phục hồi và phát triển.

Chụp ảnh check in sống ảo, quảng bá trên các nền tảng xã hội đang là xu hướng trong hoạt động kích thích nhu cầu đi du lịch.
Chụp ảnh check in sống ảo, quảng bá trên các nền tảng xã hội đang là xu hướng trong hoạt động kích thích nhu cầu đi du lịch.

Ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết, với góc độ cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, chuyển đổi số được nhìn nhận là quá trình hình thành nền tảng, môi trường kết nối, giao dịch, tương tác giữa các chủ thể trong ngành du lịch bằng công cụ, ứng dụng, dữ liệu số.

Ông Hà Văn Siêu cho rằng hiện có 4 xu hướng chính trong chuyển đổi số du lịch. 

Đầu tiên là xu hướng du lịch thông minh đáp ứng nhu cầu cá nhân hóa, trải nghiệm sâu, đặt ra yêu cầu số hóa hệ thống dữ liệu lớn về điểm đến và sản phẩm du lịch và các cơ sở cung ứng dịch vụ theo chuỗi giá trị. Đồng thời đòi hỏi những ứng dụng số thông minh và các hiệu ứng độc đáo để có lời giải tối ưu nhất cho từng nhóm nhu cầu rất riêng của từng khách du lịch.

Thứ hai là xu hướng du lịch chủ động từ phía khách du lịch. Du khách chủ động tham gia và thụ hưởng chuỗi giá trị du lịch. Điều này tạo ra sự tương tác nhiều chiều với nhiều đối tượng, chủ thể trong ngành du lịch. Vì vậy, cần tạo ra những ứng dụng, giải pháp thân thiện, dễ sử dụng, mang tính ứng dụng cao để du khách tham gia.

Thứ ba là xu hướng liên minh, liên kết, phát huy cơ chế kinh tế chia sẻ đang nổi lên trong ngành du lịch. Nhu cầu liên kết giữa các bên cung ứng là rất lớn, xuất phát từ nhu cầu liên kết chia sẻ chi phí, doanh thu, dịch vụ… tạo ra các giải pháp ứng dụng số trong cung ứng, tiêu dùng dịch vụ du lịch như các loại thẻ du lịch thông minh, ứng dụng chia sẻ kỳ nghỉ… Để làm được điều này, theo Phó Tổng cục trưởng Hà Văn Siêu cần thiết phải số hóa các cơ sở dịch vụ, quá trình tiêu dùng, kết nối nhiều nhà cung ứng dịch vụ tại nhiều thời điểm khác nhau.

Thứ tư là xu hướng khuếch trương cực đại cảm xúc trong trải nghiệm du lịch. Đây là một trong những nhu cầu tự nhiên của con người khi đi du lịch, mong muốn có những trải nghiệm độc đáo, vượt trên thực tế. Đó chính là công nghệ thực tế ảo. Chuyển đổi số cần hướng tới ứng dụng tương tác hiệu quả giữa thế giới thực và thế giới ảo.

Để hướng tới sự phát triển du lịch sau dịch COVID-19, công nghệ số giữ vai trò quan trọng. Về phía cơ quan quản lý ngành du lịch, Tổng cục Du lịch đang chuẩn bị triển khai Dự án chuyển đổi số trong ngành du lịch, mục tiêu hình thành trục liên thông kết nối thông tin quản lý từ Trung ương đến địa phương và cơ sở dịch vụ; hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về du lịch; sàn giao dịch điện tử kết nối doanh nghiệp cung ứng dịch vụ và khách du lịch.

"Những nền tảng số này sẽ hỗ trợ tích cực cho các chủ thể trong ngành du lịch hoạt động trong môi trường số. Các doanh nghiệp du lịch và doanh nghiệp công nghệ đứng trước cơ hội khi tham gia vào quá trình chuyển đổi số, cần nắm bắt được xu hướng du lịch để có giải pháp thích ứng, ứng dụng nhiều ý tưởng tiên phong, tạo ra những sản phẩm du lịch số độc đáo, hiệu quả”, ông Hà Văn Siêu chia sẻ.

(Theo Tin Tức)

Các tin khác
Đến nay, tất cả các sản phẩm OCOP của tỉnh đã được đưa lên sàn thương mại điện tử.

UBND tỉnh đã có kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử (TMĐT), thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ các hộ hộ sản xuất nông nghiệp đăng ký tham gia sàn TMĐT để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm...

Quang cảnh Hội nghị

Ngày 27/5, UBND huyện Văn Yên phối hợp với Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh Yên Bái, VNPT Yên Bái tổ chức Hội nghị tập huấn về triển khai xử lý hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính bằng phương thức điện tử; số hóa thành phần hồ sơ; sử dụng chữ ký số và một số công tác xây dựng chính quyền số.

Đồng chí Chu Đình Ngữ - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ
chức Tỉnh ủy phát biểu tại Hội nghị.

Ngày 27/5, Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả 3 tháng triển khai thí điểm nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” theo Kế hoạch số 61 ngày 22/2/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Công nhân ngành điện hướng dẫn khách hàng sử dụng các dịch vụ điện trực tuyến.

Thời gian qua, Công ty Điện lực Yên Bái (PCYB) đã tích cực khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ điện trực tuyến giúp đơn vị tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, vận hành cũng như chất lượng tư vấn, chăm sóc khách hàng (CSKH) từ xa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục