Văn Chấn đẩy mạnh khai thác thương mại điện tử tiêu thụ nông sản

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/7/2022 | 7:43:21 AM

YênBái - Với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, huyện Văn Chấn đã hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh với các sản phẩm đặc sản chủ lực như: gạo nếp Tú Lệ, các sản phẩm chè, cam, mật ong, ba ba gai, măng sặt, các sản phẩm từ quế…Năm 2022, huyện phấn đấu 100% sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của địa phương được đưa lên các sàn thương mại điện tử.

Sản phẩm đặc sản chè Shan tuyết Suối Giàng được giới thiệu tại Hội nghị triển khai các nhiệm vụ hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử.
Sản phẩm đặc sản chè Shan tuyết Suối Giàng được giới thiệu tại Hội nghị triển khai các nhiệm vụ hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử.

Với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, huyện Văn Chấn đã hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh với các sản phẩm đặc sản chủ lực như: gạo nếp Tú Lệ, các sản phẩm chè, cam, mật ong, ba ba gai, măng sặt, các sản phẩm từ quế…Nhiều sản phẩm đã, đang được xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý như: Chỉ dẫn địa lý Gạo nếp Tú Lệ, Chỉ dẫn địa lý ba ba gai Văn Chấn, Chỉ dẫn địa lý Chè Suối Giàng, Chỉ dẫn địa lý Cam Văn Chấn, Nhãn hiệu tập thể Mật ong Văn Chấn. 

Bên cạnh đó, huyện có 19 sản phẩm đã được cấp chứng nhận OCOP và hiện có 3.641 hộ sản xuất, kinh doanh; trong đó, có 469 hộ chế biến kinh doanh nông - lâm sản, 51 hộ bán buôn các sản phẩm nông lâm nghiệp. 

Trong thời đại nông nghiệp số, huyện xác định đưa các sản phẩm nông nghiệp (SPNN) lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) góp phần không nhỏ vào việc đa dạng hóa thị trường, kênh phân phối, tránh bị phụ thuộc vào một vài thị trường nhất định, giảm rủi ro khi có biến động. 

Chị Trần Thị Thanh Lịch - nhân viên của Không gian Văn hóa Trà Suối Giàng cho biết: "2 năm gần đây, nhờ việc bán hàng qua các sàn TMĐT đã có nhiều khách hàng mới biết đến sản phẩm đặc sản của huyện. Thời gian trước, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, khách du lịch gần như không có, nhưng chúng tôi vẫn bán được hàng qua sàn TMĐT”. 

Công ty TNHH Sản xuất Y học cổ truyền và Đông dược Thế Gia huyện Văn Chấn cũng chọn sàn TMĐT để quảng bá các sản phẩm OCOP như: Trà táo mèo Shan Thịnh, Dầu massage Quốc Kỳ, Xịt massage Quốc Kỳ. 

Theo ông Bùi Thế Dũng - Giám đốc nhà máy của Công ty cho biết: "Nếu bán hàng theo kiểu truyền thống thì thị trường hẹp, sản phẩm sẽ không được nhiều người biết đến. Vì vậy, Công ty tích cực đưa các sản phẩm lên sàn TMĐT của Shopee, Postmart.vn, Voso.vn... Trong 2 năm dịch bệnh vừa qua, doanh số bán hàng của Công ty thông qua các sàn TMĐT tăng đáng kể và thông qua sàn TMĐT, Công ty có được một số thị trường mới, khách hàng mới”.

Hiện, một số sản phẩm của huyện đã được giới thiệu, chào bán trên các sàn TMĐT. Tuy nhiên, trong quá trình đưa các SPNN lên sàn TMĐT, người dân còn gặp những khó khăn, cụ thể là kiến thức của nông dân về kinh doanh trực tuyến còn hạn chế, người dân sẽ khó khăn trong việc tự mở gian hàng điện tử và nếu bán bằng phương pháp này, họ sẽ mất thời gian nghiên cứu, cập nhật kiến thức sao cho hấp dẫn người mua. Do đó, cần có những chính sách khuyến khích nông dân ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, tiêu thụ nông sản. 

Cùng đó, để sản phẩm giữ được độ tươi ngon như khi mới thu hoạch đòi hỏi quy trình bảo quản sản phẩm nghiêm ngặt. Các mặt hàng nông sản trên sàn TMĐT cần cam kết về chất lượng sản phẩm của các đơn vị trong chuỗi cung ứng, của các hợp tác xã và người nông dân. 

Năm 2022, huyện Văn Chấn phấn đấu 100% sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của địa phương được đưa lên các sàn TMĐT. Để đạt được mục tiêu huyện tiếp tục nâng cao nhận thức về lợi ích trong việc bán hàng và mua hàng trên sàn TMĐT. Đối với các hộ sản xuất nông nghiệp (SXNN) là lực lượng chính để triển khai kinh tế số nông nghiệp cần nâng cao nhận thức về lợi ích trong việc bán hàng và mua hàng trên sàn TMĐT. 

Đồng thời, các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân cần được hướng dẫn, đào tạo kỹ năng số, kỹ năng tham gia hoạt động cũng như quảng bá, giới thiệu SPNN trên môi trường số. Theo đó, cần phối hợp chặt chẽ với các sàn TMĐT tổ chức phổ biến, tập huấn, đào tạo kỹ năng số cho hộ SXNN; hỗ trợ kết nối hộ SXNN với sàn TMĐT để hướng dẫn tham gia các giao dịch; xây dựng tài liệu hướng dẫn các hộ SXNN đăng ký tài khoản và đưa SPNN lên sàn TMĐT bằng nhiều hình thức khác nhau.

Ông Đinh Văn Trường - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn cho biết: huyện chỉ đạo các xã, thị trấn cần chủ động cung cấp thông tin mùa vụ, sản lượng thu hoạch, nuôi trồng; thời điểm thu hoạch SPNN cho sàn TMĐT; hướng dẫn hộ SXNN đưa SPNN lên sàn TMĐT. 

Cùng đó, tổ chức đào tạo, hướng dẫn các hộ SXNN về kỹ năng số và cách thức để có thể sử dụng các thiết bị di động thông minh trong quá trình giao dịch trên sàn TMĐT; xây dựng quy trình đóng gói - kết nối - giao nhận để hỗ trợ kỹ thuật tác nghiệp cho hộ SXNN trong quá trình kết nối mua bán trên sàn TMĐT; triển khai giải pháp về truy xuất nguồn gốc hàng hóa uy tín trên sàn để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như độ tin cậy của khách hàng khi mua SPNN của huyện. Huyện cũng tăng cường các chuỗi liên kết giá trị, các mô hình SXNN hữu cơ để nâng cao năng suất, chất lượng các SPNN”. 

Hồng Duyên

Tags Văn Chấn thương mại điện tử gạo nếp Tú Lệ sản phẩm chè cam mật ong ba ba gai măng sặt nông sản

Các tin khác
Đoàn viên thanh niên thành phố Yên Bái hướng dẫn người dân sử dụng các ứng dụng tiện ích trên điện thoại thông minh.

Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, những ngày này, các cán bộ, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn thành phố Yên Bái đang tích cực phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện tham gia chuyển đổi số (CĐS); hỗ trợ người dân thực hiện thanh toán hàng hóa, dịch vụ không sử dụng tiền mặt, tạo tài khoản trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia và sử dụng nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử”.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng phát động cuộc thi Sáng tác biểu trưng

Chiều 5-7, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức phát động cuộc thi Sáng tác biểu trưng (logo) "Chuyển đổi số quốc gia". Tham dự có lãnh đạo Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Tin học Việt Nam.

Phòng Hồ sơ nghiệp vụ, Công an tỉnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyên môn.

Thời gian qua, Công an tỉnh Yên Bái đã tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan để ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số (CĐS) trong các lĩnh vực công tác chuyên môn; đồng thời, chủ động triển khai, thực hiện Quyết định số 06 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh.

Nhân viên Điện lực Nghĩa Lộ hướng dẫn người dân thanh toán tiền điện qua ứng dụng của ngân hàng trên điện thoại thông minh.

Hiện nay, Điện lực Nghĩa Lộ đã triển khai nhiều hình thức thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt qua các ứng dụng ngân hàng như: trích nợ tự động qua tài khoản ngân hàng, ATM, Internet Banking, SMS & Mobile Banking; ủy nhiệm thu, chi; Ngân hàng số Viettelpay; các ví điện tử.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục