Ứng dụng bảo hiểm xã hội số cung cấp 7 dịch vụ công cho cá nhân

  • Cập nhật: Thứ sáu, 8/7/2022 | 7:38:12 AM

Việc triển khai ứng dụng bảo hiểm xã hội số VssID được đánh giá là bước đi quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, góp phần thực hiện nhiệm vụ cải cách chính sách BHXH, đem lại sự hài lòng cho các tổ chức, cá nhân.

Tính đến ngày 20/6, đã có hơn 1,1 triệu lượt kiểm tra thẻ BHYT trên cổng tiếp nhận dữ liệu giám định BHYT qua ứng dụng VssID. 

Được chính thức công bố ngày 16/11/2020 trên nền tảng thiết bị di động Android và iOS, ứng dụng bảo hiểm xã hội số VssID thời gian qua đã cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích, thông tin thiết yếu như: theo dõi quá trình tham gia, lịch sử thụ hưởng các chế độ, chính sách BHXH, bảo hiểm y tế… cho những người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; hỗ trợ tra cứu mã số BHXH, cơ quan BHXH, cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và các điểm thu, đại lý thu BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình... Đặc biệt, kể đầu tháng 6/2021, người tham gia bảo hiểm đã được sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID thay thế cho thẻ giấy khi đi khám, chữa bệnh.

Trong thông tin mới chia sẻ, BHXH Việt Nam cho biết, đến nay cơ quan này đã tích hợp 100% dịch vụ công mức độ 4 lên cổng dịch vụ công của ngành, tích hợp và cung cấp 25 dịch vụ công trực tuyến của ngành trên Cổng dịch vụ công quốc gia. 

Cùng với đó, BHXH Việt Nam đã tích hợp, cung cấp các dịch vụ dành cho cá nhân trên ứng dụng VssID, bao gồm: cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất; chuyển địa bàn hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH; thay đổi hình thức lĩnh hoặc thông tin người hưởng chế độ BHXH; đăng ký tài khoản cho con; cấp lại sổ BHXH không thay đổi thông tin; cấp lại sổ BHXH do thay đổi thông tin; ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp.

Số liệu của BHXH Việt Nam cho thấy, kể từ đầu năm 2022 đến ngày 20/6, đã có 337 lượt cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất; 15.946 lượt gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình; 3.059 lượt đóng tiếp BHXH tự nguyện; 249 lượt đóng BHXH bắt buộc trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Cũng tính đến ngày 20/6, cả nước đã có trên 26 triệu tài khoản giao dịch điện tử cá nhân với cơ quan BHXH gồm tài khoản sử dụng trên cổng dịch vụ công và ứng dụng VssID của BHXH Việt Nam, đã có 1.160.437 lượt kiểm tra thẻ BHYT trên cổng tiếp nhận dữ liệu giám định BHYT qua ứng dụng VssID.

Bên cạnh đó, để đảm bảo tiến độ triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), BHXH Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công an thực hiện xác thực thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua số Chứng minh nhân dân để đối chiếu, đồng bộ số Căn cước công dân từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sang cơ sở dữ liệu của BHXH.

Đến ngày 20/6, 2 đơn vị đã hoàn thành xác thực đúng thông tin công dân của trên 45 triệu người tham gia, toàn quốc đã có 6.244 cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế thực hiện tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế bằng Căn cước công dân gắn chip điện tử. Song song đó, BHXH Việt Nam cũng tiếp tục kết nối, trao đổi, chia sẻ dữ liệu giữa BHXH với Cục Tin học hóa thuộc Bộ TT&TT, Bộ Tư pháp, Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính, Cục Việc làm thuộc Bộ LĐTB&XH, Bộ TN&MT.

Đồng thời, phối hợp với Văn phòng Chính phủ kết nối và chia sẻ dữ liệu chứng thực từ bản sao điện tử và các dữ liệu dịch vụ công liên quan đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm theo quy định, triển khai thí điểm chứng thực thông tin trên sổ BHXH phù hợp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm; phối hợp cùng Văn phòng Chính phủ và các bộ liên quan hoàn thiện quy trình để tích hợp cung cấp các dịch vụ công…

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Sản phẩm đặc sản chè Shan tuyết Suối Giàng được giới thiệu tại Hội nghị triển khai các nhiệm vụ hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử.

Với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, huyện Văn Chấn đã hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh với các sản phẩm đặc sản chủ lực như: gạo nếp Tú Lệ, các sản phẩm chè, cam, mật ong, ba ba gai, măng sặt, các sản phẩm từ quế…Năm 2022, huyện phấn đấu 100% sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của địa phương được đưa lên các sàn thương mại điện tử.

Đoàn viên thanh niên thành phố Yên Bái hướng dẫn người dân sử dụng các ứng dụng tiện ích trên điện thoại thông minh.

Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, những ngày này, các cán bộ, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn thành phố Yên Bái đang tích cực phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện tham gia chuyển đổi số (CĐS); hỗ trợ người dân thực hiện thanh toán hàng hóa, dịch vụ không sử dụng tiền mặt, tạo tài khoản trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia và sử dụng nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử”.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng phát động cuộc thi Sáng tác biểu trưng

Chiều 5-7, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức phát động cuộc thi Sáng tác biểu trưng (logo) "Chuyển đổi số quốc gia". Tham dự có lãnh đạo Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Tin học Việt Nam.

Phòng Hồ sơ nghiệp vụ, Công an tỉnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyên môn.

Thời gian qua, Công an tỉnh Yên Bái đã tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan để ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số (CĐS) trong các lĩnh vực công tác chuyên môn; đồng thời, chủ động triển khai, thực hiện Quyết định số 06 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục