Sẵn sàng nền tảng thanh toán lệ phí sơ tuyển đại học trực tuyến

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/8/2022 | 7:41:16 AM

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến nay hệ thống xét tuyển trực tuyến có trên 50% thí sinh, tương ứng với khoảng 450.000 thí sinh cùng 2 triệu nguyện vọng đã được đăng ký với tất cả các phương thức xét tuyển khác nhau.

Thí sinh tham dự Ngày hội tư vấn xét tuyển đại học.
Thí sinh tham dự Ngày hội tư vấn xét tuyển đại học.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết: "Hệ thống hoạt động hoàn toàn trơn tru, hiệu quả trên Cổng thông tin dịch vụ công của Bộ và Cổng dịch vụ công quốc gia. Có thời điểm cao nhất khoảng 140.000 truy nhập, hệ thống vẫn đảm bảo hoạt động bình thường”.  

Bên cạnh đó, dữ liệu từ phổ thông lên đại học đã được kết nối liên thông, kết quả nhất quán theo mã định danh điện tử ở tất cả các cấp học. Cơ sở dữ liệu về điểm thi tốt nghiệp THPT, học bạ và các dữ liệu khác đã sẵn sàng để phục vụ cho các trường xét tuyển.

Theo Quy chế, từ ngày 22/7/2022 đến 17 giờ 00 ngày 20/8/2022, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển đại học không giới hạn số lần. 

Phần mềm cũng đã chuẩn bị sẵn sàng nền tảng thanh toán lệ phí sơ tuyển qua 15 kênh khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh xét tuyển bằng các phương thức khác nhau ở các vùng khác nhau. Đến nay, Bộ GD&ĐT nắm được đầy đủ thông tin, dữ liệu thi, tuyển sinh trên toàn quốc, kết nối thông suốt dữ liệu ngành, phục vụ hiệu quả chức năng quản lý nhà nước.  

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết: "Bên cạnh thuận tiện, giảm công sức và chi phí, giảm sai sót trong quá trình đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển, còn là sự thay đổi nhận thức và tạo ra niềm tin, từng bước nâng cao năng lực số cho học sinh, giáo viên”.

Với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân (học sinh và phụ huynh học sinh), Bộ GD&ĐT đã triển khai nâng cấp và mở rộng nền tảng đăng ký xét tuyển cũng như xử lý nguyện vọng trực tuyến cho trên 900 ngàn thí sinh có nguyện vọng vào đại học, cao đẳng. Nền tảng này có trên 900 nghìn thí sinh tương tác, trên 300 trường đại học, cao đẳng tham gia; với 20 phương thức xét tuyển khác nhau năm 2022; trên 400 nghìn lượt mã ngành.  

Thông thường, trung bình 1 thí sinh đăng ký khoảng 4 nguyện vọng, thì hệ thống đảm nhiệm xử lý gần 4 triệu nguyện vọng. Do đó, "hệ thống đăng ký xét tuyển phải xử lý làm sao đảm bảo công bằng, quyền lợi cao nhất cho thí sinh; loại bỏ được lượng thí sinh ảo tại các trường”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh.
(Theo Tin tức)

Các tin khác
Đảng viên Đảng bộ VNPT Yên Bái sinh hoạt trên nền tảng số

Thực hiện Kế hoạch số 61 của Tỉnh ủy Yên Bái về triển khai thí điểm sử dụng nền tảng số ”Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái”, đến nay, toàn tỉnh có 41 tổ chức đảng với 170 chi bộ và 4.002 đảng viên tham gia (vượt chỉ tiêu 372,7% số tổ chức cơ sở đảng; 278,7% chi bộ, đạt 200,2% đảng viên kế hoạch giao); 170/170 chi bộ tổ chức sinh hoạt trên nền tảng số “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái”.

Bệnh viện bắt buộc phải áp dụng kê đơn trực tuyến.

Lãnh đạo UBND TP.HCM cho biết sẽ sớm triển khai hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính thống nhất, cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.

VssID giúp người tham gia chủ động quản lý thông tin, trực tiếp giám sát việc tổ chức, thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (BHXH, BHYT, BHTN) để đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT, BHTN của bản thân.

Người dân đến giao dịch tại Bộ phận Phục vụ hành chính công huyện Trấn Yên.

Thời gian qua, cùng với xây dựng, phát triển kinh tế số, xã hội số, việc xây dựng, phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số đã được huyện Trấn Yên đặc biệt quan tâm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục