Yên Bái: “Chuyển đổi số vì cuộc sống tốt đẹp hơn”

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/10/2022 | 7:50:07 AM

YênBái - Là tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân vùng sâu, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, chuyển đổi số ở Yên Bái là minh chứng rõ nét về quyết tâm chính trị cao độ, sự tích cực, chủ động, mạnh dạn, tìm hướng đi cho những việc làm mới, khó với những quyết sách táo bạo và đầy tính thuyết phục của lãnh đạo, cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở.

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hoàng Minh Tiến (thứ hai từ trái sang) và lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh  ủy, Tỉnh đoàn trao đổi về ứng dụng, sử dụng “Sổ tay điện tử đảng viên tỉnh Yên Bái” tại cơ sở.
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hoàng Minh Tiến (thứ hai từ trái sang) và lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Tỉnh đoàn trao đổi về ứng dụng, sử dụng “Sổ tay điện tử đảng viên tỉnh Yên Bái” tại cơ sở.


Cách làm riêng của Yên Bái


Năm 2022 được xác định là năm tổng tiến công về chuyển đổi số, là năm đầu tiên tỉnh Yên Bái đưa ra các mục tiêu và giao chỉ tiêu chuyển đổi số vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã quán triệt: "... Vấn đề cơ bản, quan trọng trong chuyển đổi số của tỉnh chính là xuất phát từ sự thay đổi trong tư duy, nhận thức về chuyển đổi số của người đứng đầu các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương và cán bộ, công chức, viên chức trong toàn hệ thống chính trị, cho đến cộng đồng doanh nghiệp và mỗi người dân bởi vì chuyển đổi số là một cuộc cách mạng về chính sách và thể chế hơn là một cuộc cách mạng về công nghệ... Tận dụng những thời cơ mang lại từ quá trình chuyển đổi số để nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy nhanh quá trình hội nhập, là cơ hội để một tỉnh nghèo như Yên Bái dù "đi sau”, nhưng có thể "đuổi kịp, tiến cùng”, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các tỉnh, thành phố khác...”.

Bám sát tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 51 ngày 22/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Chương trình hành động số 15/CTr-UBND ngày 26/10/2021 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 51 của Tỉnh ủy, Yên Bái đã đưa chuyển đổi số từ nhận thức thành hành động theo cách làm "từ dưới lên” thông qua việc triển khai các mô hình chuyển đổi số, tập trung vào các công việc, địa điểm có tương tác nhiều với người dân, doanh nghiệp và những việc mang tính thay đổi căn bản nhận thức, thói quen trong hoạt động của các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước. 



Trong 9 tháng năm 2022, Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu cho UBND tỉnh thí điểm triển khai, từng bước nhân rộng 7 mô hình chuyển đổi số, gồm: Chuyển đổi số cấp huyện; chuyển đổi số cấp xã; cơ quan nhà nước chuyển đổi số; trường học chuyển đổi số; Tổ chuyển đổi số cộng đồng; (6) Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái và công dân số. 

Việc xây dựng các mô hình chuyển đổi số thực hiện theo nguyên tắc "3 được”: "Nhìn được” là biến chuyển đổi số thành việc có mục tiêu cụ thể, rõ ràng; "Sờ được” là hiểu cách làm, rõ nhiệm vụ và nguồn lực cần thiết; "Nắm được” tức là đánh giá được kết quả đầu ra dựa trên số liệu. 

Mô hình Tổ chuyển đổi số cộng đồng: Bắt đầu triển khai từ tháng 4 và đến hết tháng 6/2022 các địa phương đã hoàn thành việc thành lập Tổ chuyển đổi số cộng đồng (TCĐSCĐ) tới 100% cấp xã (173/173) với 1.744 thành viên và 100% cấp thôn (1.356/1.356) với 9.107 thành viên. Yên Bái là một trong 3 tỉnh đầu tiên trên cả nước thành lập 100% Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp xã, cấp thôn. 


Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2022 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.   

Để duy trì và phát triển hoạt động của các TCĐSCĐ, Sở Thông tin và Truyền thông (cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh) đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp lập kế hoạch và tổ chức hướng dẫn các TCĐSCĐ thành lập các nhóm Zalo để kết nối các thành viên, kết nối với người dân thực hiện các hoạt động như tuyên truyền về ý nghĩa, lợi ích của chuyển đổi số, từng bước hướng dẫn việc cài đặt, sử dụng các nền tảng số quốc gia theo chủ đề hàng tháng. 

Mô hình Tổ chuyển đổi số cấp xã, trên cơ sở đánh giá kết quả tích cực đạt được từ mô hình điểm về chuyển đổi số xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch chuyển đổi số đối với các xã, phường, thị trấn trong năm 2022, đưa Yên Bái thành tỉnh đầu tiên trên cả nước ban hành kế hoạch chuyển đổi số tới cấp xã. Theo đó, năm 2022 các địa phương đã lựa chọn 73/173 xã, phường, thị trấn thực hiện các mục tiêu chuyển đổi số đạt tỷ lệ 42,2%; trong đó 03/73 xã, phường, thị trấn đăng ký thực hiện chuyển đổi số nâng cao.

Chỉ thành công khi lấy người dân làm trung tâm, huy động sự tham gia của toàn dân

 "Chuyển đổi số vì cuộc sống tốt đẹp hơn” là chủ đề năm của tỉnh Yên Bái trong tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2022. Các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia đã và đang được tổ chức sôi động, rộng khắp trên toàn tỉnh. 

Các hội thi "Truyền thông nâng cao nhận thức về Ngày Chuyển đổi số quốc gia” được đồng loạt tổ chức, các địa phương hưởng ứng từ cấp xã đến huyện, từ huyện lên tỉnh, coi đây như ngày hội để các Tổ chuyển đổi số cộng đồng "khoe” kỹ năng tuyên truyền, các sáng kiến hay, cách làm hiệu quả về chuyển đổi số. 

Các phần thi mang lại nhiều cảm xúc cho khán giả, nhiều tình huống bình dị, đời thường nhưng lại mang ý nghĩa tuyên truyền sâu sắc, truyền tải hiệu quả thông điệp lợi ích mà chuyển đổi số mang lại kết quả tỉnh Yên Bái đạt được trong công cuộc chuyển đổi số hiện nay, điển hình là các phần thi của thành phố Yên Bái và 3 huyện: Yên Bình, Lục Yên và Văn Chấn với những giải pháp, sáng kiến độc đáo như: Dòng họ chuyển đổi số, Ngày toàn dân không dùng tiền mặt… 


Lãnh đạo huyện Văn Yên và xã Châu Quế Hạ kiểm tra việc thực hiện chuyển đổi số tại thôn Khe Bành.  

Phải khẳng định rằng, chuyển đổi số là nhiệm vụ mới và khó, đặt ra nhiều thách thức cả về kinh tế và xã hội, nhất là đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các vùng khó khăn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm trên không gian mạng, bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng còn nhiều khó khăn, thách thức. 

Trình độ đội ngũ cán bộ, trình độ dân trí và khả năng tiếp cận công nghệ của một bộ phận cán bộ, người dân, doanh nghiệp còn hạn chế. 

Ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp, giao thông... còn triển khai đơn lẻ, rời rạc, trong khi, yếu tố về công nghệ thay đổi từng ngày, đòi hỏi quá trình chuyển đổi số của tỉnh cần nhiều nỗ lực hơn, đáp ứng tốt hơn, đồng bộ hơn và mang lại hiệu quả thực sự.

Các em học sinh được tải app và hướng dẫn sử dụng tài khoản ngân hàng, thanh toán không sử dụng tiền mặt. 

Để những vấn đề nêu trên không trở thành rào cản và để chuyển đổi số tỉnh Yên Bái thành công, điều quan trọng nhất chính là sự tham gia của toàn dân cùng đồng lòng chung tay đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số. Cấp ủy, chính quyền các cấp cần tiếp tục triển khai các giải pháp tổng thể, đồng bộ, cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và với phương châm là lấy người dân làm trung tâm, chủ thể và động lực của chuyển đổi số. Được như vậy thì chuyển đổi số sẽ làm cuộc sống tốt đẹp hơn, góp phần xây dựng tỉnh Yên Bái "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.

Hoàng Minh Tiến 
(Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái)

Tags Yên Bái chuyển đổi số xã hội số chính quyền số kinh tế số không dùng tiền mặt hài hòa bản sắc hạnh phúc

Các tin khác
Viettel đã có nhiều thử nghiệm để đưa công nghệ 5G vào ứng dụng trong đời sống. Ảnh: TẤN BA

Việt Nam đã thử nghiệm công nghệ 5G ở 55 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hiện đã có 2 nhà mạng là Viettel và VNPT-VinaPhone đấu giá thành công khai thác băng tần 5G. Việc thương mại hóa, phát triển 5G đang được doanh nghiệp, người dùng chờ đón.

Cán bộ NHCSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng ứng dụng VBSP Smart Banking tại điểm giao dịch xã.

Từ ngày 1/3/2023, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã tiến hành triển khai chính thức ứng dụng VBSP Smart Banking đến các khách hàng; trong đó, ưu tiên các đối tượng khách hàng cá nhân đang mở tài khoản thanh toán tại NHCSXH.

Sáng 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về Chuyển đổi số (CĐS) đã chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về CĐS. Phiên họp kết nối trực tuyến toàn quốc từ trụ sở Chính phủ tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Người dân sử dụng căn cước công dân gắn chíp để đăng ký khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ.

Xác định ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS) là nhiệm vụ quan trọng để xây dựng hệ thống y tế hiện đại, thời gian qua, ngành y tế Yên Bái đã triển khai hiệu quả các ứng dụng: quản lý văn bản và điều hành điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, liên thông dữ liệu khám chữa bệnh (KCB) BHYT, quản lý thông tin KCB... góp phần nâng cao chất lượng KCB, tạo sự đổi mới cho hệ thống y tế, thúc đẩy CĐS hướng tới phát triển y tế thông minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục