3 xu hướng định hình tương lai doanh nghiệp

  • Cập nhật: Thứ hai, 17/10/2022 | 9:43:16 AM

Trước những thách thức của nền kinh tế cũng như sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, doanh nghiệp và người tiêu dùng luôn hướng đến sự tương tác hai chiều để tìm kiếm tiếng nói chung. Bởi vậy, các xu hướng xã hội có sức ảnh hưởng không nhỏ với việc định hình tương lai doanh nghiệp.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Chuyển đổi kỹ thuật số tăng tốc 

Năm 2023 tiếp tục chứng kiến sự đổi mới và phát triển công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), thực tế ảo và tăng cường (VR/AR), điện toán đám mây, chuỗi khối (blockchain) và mạng siêu nhanh (các giao thức như 5G). Hơn nữa, những công nghệ kỹ thuật số này không tồn tại tách biệt với nhau, ranh giới giữa chúng ngày càng mờ đi. 

Theo Công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin Gartner, sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, tận dụng các công nghệ sẽ thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng. Đây cũng là xu thế tất yếu, đòi hỏi các doanh nghiệp cần nhanh chóng thích nghi nhằm mang lại hiệu quả vận hành, kinh doanh cao hơn. 

Để thực hiện chuyển đổi số thành công, các doanh nghiệp cần có kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp cả phần cứng và phần mềm. Đồng thời, chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ bản chất chuyển đổi số, gắn với mô hình kinh doanh và giá trị mục tiêu của doanh nghiệp.  

Đầu tiên, doanh nghiệp cần xây dựng một kiến trúc hoặc kế hoạch tổng thể về chuyển đổi số, hiện thực hóa các nội dung của chiến lược. Kế hoạch nên bắt đầu bằng các lĩnh vực cốt lõi như sản xuất, kinh doanh, bán hàng, tài chính, sau đó mở rộng đến các lĩnh vực quản trị vì các lĩnh vực cốt lõi sẽ tạo ra dữ liệu cho công tác quản trị. 

Bước sau cùng của kế hoạch sẽ hướng đến tạo ra tri thức, giá trị mới, các đề xuất đổi mới của doanh nghiệp trên cơ sở tích hợp toàn diện các lĩnh vực cốt lõi và lĩnh vực quản trị. Nguyên tắc xuyên suốt của quá trình này là đo đạc về chi phí, doanh thu, lợi nhuận các giá trị đạt được theo chiến lược mà doanh nghiệp đặt ra. 

Tính bền vững 

Việc phát triển kinh tế nhưng phải đi đôi với bảo vệ môi trường và hài hoà lợi ích của các bên liên quan là vấn đề đang được cả thế giới quan tâm. Trong đó doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng, bởi đây là lực lượng chủ yếu trong phát triển kinh tế, xã hội đồng thời cũng là tác nhân chính gây tác động tới môi trường. 

Điều đó có nghĩa là các nhà đầu tư và người tiêu dùng thích các doanh nghiệp có thông tin xác thực về môi trường và xã hội, xu hướng mua hàng đang được thúc đẩy bởi những người tiêu dùng có ý thức - những người ưu tiên các yếu tố như tác động sinh thái và tính bền vững khi chọn sản phẩm. Do đó, vào năm 2023, các công ty cần đảm bảo rằng các quy trình về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) sẽ là trung tâm của chiến lược của họ. 

Về cơ bản, có 3 chiến lược cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp đó là: doanh nghiệp nên chuyển từ kiểm soát ô nhiễm sang phòng ngừa ô nhiễm. Theo đó, thay vì xử lý chất thải sau khi chúng được tạo ra, doanh nghiệp cần tập trung giảm thiểu hoặc loại bỏ chất thải trước khi chúng được tạo ra. Chiến lược này được thực hiện thông qua việc cải tiến liên tục để giảm chất thải cũng như giảm tiêu thụ năng lượng. 

Thứ hai, quản lý vòng đời sản phẩm, không chỉ tập trong vào giảm thiểu ô nhiễm không chỉ trong sản xuất mà trong suốt vòng đời sản phẩm. Cuối cùng, doanh nghiệp phải tập trung vào việc phát triển và sử dụng những công nghệ xanh, công nghệ thân thiện với môi trường.

Trải nghiệm khách hàng đắm chìm

Vào năm 2023, khách hàng khao khát trải nghiệm hơn tất cả. Các công nghệ mới sẽ thay đổi cách họ trải nghiệm quá trình lựa chọn, mua hàng và tận hưởng sản phẩm và dịch vụ mà họ chi tiền. 

Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy rằng khách hàng có nhiều hơn 86% khả năng sẽ trả nhiều tiền hơn cho một sản phẩm hoặc dịch vụ khi họ nhận được trải nghiệm khách hàng tuyệt vời. Với VR (thực tế ảo), các doanh nghiệp có thể tạo ra trải nghiệm khách hàng mang tính cách mạng mà không giống như bất kỳ điều gì từng thấy trước đây. 

VR tạo ra trải nghiệm nhập vai hoàn toàn, mang lại tác động cảm xúc sâu sắc, thiết lập kết nối cảm xúc mạnh mẽ giữa người dùng với sản phẩm và dịch vụ. Những điều này nâng cao niềm tin về sản phẩm và thúc đẩy quyết định mua của khách hàng nhanh hơn. 


Ảnh minh hoạ.
 
Các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa ứng dụng VR trong chương trình trải nghiệm sản phẩm nhằm kết nối với khách hàng của họ theo cách thức sáng tạo và có ý nghĩa khác nhau. Khi khách hàng gắn bó cảm xúc với một thương hiệu, có nhiều khả năng họ sẽ tiếp tục mua hàng và trở thành những người trung thành với thương hiệu suốt đời. 

Các nhà tiếp thị có thể phát triển một loạt chiến dịch VR thú vị, phấn khích, hay cảm xúc đáng sợ để giới thiệu sản phẩm theo những cách mới. Ví dụ, thương hiệu quần áo ngoài trời The North Face đã tung ra trải nghiệm VR sống động về cảnh quan Nepal để cho phép khách hàng nhận biết những đặc điểm của thương hiệu. 

Ngoài ra, VR tạo ra một kỷ nguyên mới của "thử trước khi mua”. Khách hàng mua sắm không phải đến cửa hàng để thử sản phẩm mới, cũng như không phải đưa ra quyết định mua hàng trực tuyến sau khi xem những hình ảnh trên "danh mục” chỉ để nhận sản phẩm đó không thực sự phù hợp với nhu cầu của họ.  

Xu hướng này sẽ tác động đến cả bán lẻ trực tuyến và ngoại tuyến và được coi là yếu tố nền tảng của chiến lược kinh doanh. Cũng như trải nghiệm của khách hàng, các doanh nghiệp ngày càng cần phải nghĩ đến trải nghiệm của nhân viên khi sự cạnh tranh dành cho những nhân sự có năng lực đang ngày càng gay gắt hơn. 

(Theo Công lý xã hội)

Các tin khác
Toàn cảnh Diễn đàn “Chuyển đổi số trong tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm cho đoàn viên thanh niên”.

Chiều 13/10, Tỉnh đoàn Yên Bái tổ chức Diễn đàn “Chuyển đổi số (CĐS) trong tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm cho đoàn viên thanh niên (ĐVTN)”.

Ngày 13/10/2022, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc đã ký ban hành Kế hoạch số: 217/KH-UBND về Triển khai thực hiện Đề án tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số và an toàn thông tin trên môi trường mạng tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022 - 2025.

Ông Nguyễn Sóng Hiền- nghiên cứu sinh Trường Đại học Newcastle (Australia)

Việc xây dựng các nền tảng số trong giáo dục là một yêu cầu bức thiết của nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Trong đó việc xây dựng và ban hành sách giáo khoa điện tử là một yêu cầu tất yếu.

Ngày hội có sự tham dự của 60 cán bộ quản lý các trường học trên địa bàn huyện Văn Yên và đông đảo phụ huynh học sinh Trường TH&THCS Đông Cuông.

Ngày 11/10, tại Trường TH&THCS Đông Cuông, huyện Văn Yên tổ chức Ngày hội chuyển đổi số trong trường học. Ngày hội có sự tham dự của 60 cán bộ quản lý các trường học trên địa bàn huyện và đông đảo phụ huynh học sinh Trường TH&THCS Đông Cuông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục