Chỉ số dịch vụ trực tuyến của Việt Nam tăng 5 bậc

  • Cập nhật: Chủ nhật, 20/11/2022 | 7:44:04 AM

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Liên hợp quốc đã công bố Báo cáo khảo sát xếp hạng mức độ phát triển Chính phủ điện tử của 193 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn cầu; trong đó, chỉ số dịch vụ trực tuyến (OSI - Online Service Index) của Việt Nam xếp thứ 76, tăng 5 bậc so với năm 2020.

Chỉ số dịch vụ trực tuyến của Việt Nam tăng 5 bậc. Ảnh minh họa.
Chỉ số dịch vụ trực tuyến của Việt Nam tăng 5 bậc. Ảnh minh họa.

Năm 2022, Liên hợp quốc đã thay đổi phương pháp đánh giá chỉ số dịch vụ trực tuyến, đánh giá theo 5 nhóm tiêu chí: Khung thể chế, cung cấp nội dung, cung cấp dịch vụ, công nghệ và tham gia điện tử. Liên hợp quốc cũng lần đầu tiên đánh giá về mức độ hoàn thành dịch vụ trực tuyến thay vì chỉ đánh giá có cung cấp dịch vụ trực tuyến.

Trong đó, mức độ hoàn thành dịch vụ trực tuyến là khả năng thực hiện toàn bộ giao dịch của dịch vụ trên môi trường mạng hay chỉ thực hiện trực tuyến một phần và người dân vẫn phải hiện diện để hoàn thành hầu hết các giao dịch. Đây cũng là nội dung quy định mới về mức độ dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần trong Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

Chỉ số dịch vụ trực tuyến của Việt Nam được xếp loại ở mức cao và cao hơn so với mức trung bình của thế giới, khu vực châu Á và Đông Nam Á. Ngoài ra, Việt Nam được đánh giá là một trong số 9 quốc gia có thu nhập dưới trung bình nhưng có chỉ số phát triển Chính phủ điện tử và chỉ số dịch vụ trực tuyến cao trên mức trung bình của thế giới.

(Theo Hanoitv)

Các tin khác
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm phát biểu tại Lễ tổng kết Chương trình đào tạo chuyển đổi số báo chí chiều 18.11

Hơn 500 nhà báo thuộc 182 cơ quan báo chí trên cả nước đã tham gia Chương trình đào tạo Chuyển đổi số báo chí Việt Nam năm 2022 (Vietnam GNI 2022).

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ Tài chính Thái Lan chứng kiến lễ công bố kết nối thanh toán bán lẻ ứng dụng mã phản hồi nhanh (QR code) giữa Việt Nam-Thái Lan. (Ảnh: Vietnam+)

Phương thức thanh toán bán lẻ ứng dụng mã QR Code không những thuận tiện, nhanh chóng mà còn mang lại nhiều lợi ích thông qua việc quy đổi trực tiếp giữa Baht Thai và Việt Nam đồng.

Sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên được quảng bá trên Sendo. Ảnh tư liệu

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, bên cạnh hoạt động kết nối thương mại điện tử trong nước, Cục sẽ hướng tới tổ chức các hoạt động kết thương mại điện tử ở nước ngoài, quảng bá hàng Việt, nông sản Việt qua các kênh trực tuyến, thương mại điện tử ở nước ngoài nhằm mở rộng thị trường, thúc đẩy các hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới cho doanh nghiệp Việt.

Công nghệ phát triển nhanh chóng đòi hỏi người trẻ phải luôn chủ động tự học hỏi.

Cơ hội việc làm, tương lai của sinh viên có thể bị ảnh hưởng rất lớn với những “dấu chân số” lưu lại trên không gian mạng và khó xóa bỏ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục