Yên Bái nhiều giải pháp xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/7/2023 | 7:37:07 AM

YênBái - Xác định việc xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT), chính quyền số (CQS) là giải pháp quan trọng để tận dụng các cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tạo động lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều giải pháp để xây dựng và phát triển CQĐT, CQS.

Người dân đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh thực hiện các thủ tục hành chính.
Người dân đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh thực hiện các thủ tục hành chính.

Để hoàn thiện thể chế phục vụ xây dựng, phát triển CQĐT, CQS Yên Bái đã ban hành 32 văn bản quan trọng làm nền tảng triển khai các hoạt động chuyển đổi số (CĐS) trên địa bàn tỉnh với mục tiêu thống nhất về nhận thức, xác định nhiệm vụ trọng tâm, cách làm cụ thể. Đặc biệt, Yên Bái là tỉnh đầu tiên ban hành Bộ tiêu chí, chỉ số, chỉ tiêu đánh giá CĐS cả 3 cấp chính quyền làm cơ sở để tỉnh đánh giá mức độ CĐS tại địa phương. 

Năm 2022, lần đầu tiên Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị trực tiếp và trực tuyến triển khai nhiệm vụ CĐS tới 180 điểm cầu, trong đó 100% các xã, phường, thị trấn đều tham dự trực tuyến, không phát tài liệu giấy; 100% các bài trình bày sử dụng slide, đã làm thay đổi nhận thức về CĐS một các mạnh mẽ và rộng khắp. 

Tỉnh cũng đã triển khai thành lập Tổ CĐS cộng đồng tại 173/173 xã, phường, thị trấn và 100% thôn, bản, tổ dân phố với 10.851 người tham gia; 18 sở, ban, ngành thành lập Câu lạc bộ CĐS với trên 150 thành viên tham gia. 

Về xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật đến nay 100% các cơ quan đơn vị có mạng LAN và kết nối mạng Internet tốc độ cao. Hoàn thành và đi vào khai thác sử dụng Trung tâm tích hợp dữ liệu điện tử tỉnh Yên Bái (DC); Trung tâm giám sát an ninh không gian mạng tỉnh (SOC); Hệ thống camera giám sát chung phục vụ giám sát an ninh, an toàn giao thông… 

Hiện nay, nền tảng tích cực chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP) đã thực hiện nhiệm vụ kết nối với trục liên thông quốc gia để gửi nhận văn bản, dữ liệu với các bộ ngành Trung ương… 

Cùng với đó, tỉnh đẩy mạnh xây dựng, phát triển ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân, doanh nghiệp. Cụ thể, tỉnh đã thuê dịch vụ công nghệ thông tin đối với Cổng Dịch vụ hành chính công và hệ thống một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính của Viễn Thông Yên Bái. 

Tính đến nay, toàn tỉnh có tổng số 1.854 dịch vụ công trực tuyến. Trong đó, mức độ 1, 2 là 1.354 dịch vụ; mức độ 3 là 75 dịch vụ và mức độ 4 là 425 dịch vụ. Phấn đấu đến năm 2025, 100% hồ sơ công việc cấp tỉnh, 90% hồ sơ cấp huyện, 60% hồ sơ cấp xã được xử lý trên môi trường mạng. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết mức độ 3 và 4 đạt 50% trở lên. 

Phát triển kinh tế số chiếm 20% GRDP của tỉnh; ứng dụng rộng rãi nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán các loại phí, lệ phí và hoạt động kinh doanh, mua sắm trong cộng đồng. 

Hồng Duyên

Tags xây dựng chính quyền điện tử chính quyền số

Các tin khác
Hơn 100 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được tập huấn chuyển đổi số trong trường học

Ngày 18/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái phối hợp với Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Lục tổ chức lớp tập huấn chuyển đổi số trong trường học cho 110 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trên địa bàn.Voffice

Lớp tập huấn sử dụng Bộ công cụ đánh giá mô hình “Công dân học tập” do Hội Khuyến học tỉnh phối hợp với Trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức

Trong công tác khuyến học, CĐS mở ra cánh cửa mới, tạo ra cơ hội học tập suốt đời cho mọi người. Vì vậy, thời gian qua, cùng với các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh, Hội Khuyến học tỉnh đã tuyên truyền nâng cao nhận thức của hội viên, nhân dân về CĐS; đồng thời, tích cực triển khai CĐS trong các hoạt động, phong trào của Hội.

Tổ công tác Chuyển đổi số của Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Yên Bái hướng dẫn Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Văn Chấn triển khai vận hành cơ sở dữ liệu đất đai trên phần mềm VBDLIS

Thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số theo định hướng của Chính phủ nói chung và nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) đất đai nói riêng theo chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ năm 2020, Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái đã thực hiện Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai (gọi tắt là Dự án VILG) trên 9/9 địa bàn cấp huyện trong tỉnh.

Đông đảo người dân thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên trong Ngày hội chuyển đổi số tại địa phương.

Ngày 30/6/2023, Ban chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 194/QĐ-BCĐ kèm theo Bộ chỉ số đánh giá hoạt động của các tổ chuyển đổi số cộng đồng (CĐSCĐ) trên địa bàn tỉnh Yên Bái với nhiều điểm mới. Phóng viên (PV) Báo Yên Bái có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Thúc Mạnh - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái xung quanh vấn đề này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục