Báo chí ứng dụng sâu trí tuệ nhân tạo để đổi mới, phát triển

  • Cập nhật: Thứ sáu, 1/12/2023 | 2:35:58 PM

Cuộc tập huấn "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất tin, bài" dành cho lãnh đạo các cơ quan báo chí được Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông tổ chức tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) ngày 1-12.

Đại diện Ban Biên tập các báo, tạp chí tham gia chương trình
Đại diện Ban Biên tập các báo, tạp chí tham gia chương trình

Đại diện lãnh đạo 40 cơ quan báo chí đã dự buổi tập huấn. Nội dung tập trung vào các nhóm chủ đề về ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) gồm:

(1) Tạo ra tiêu đề và mô tả hấp dẫn: AI có thể được sử dụng để phân tích dữ liệu từ các bài viết, tin tức và nội dung trên mạng xã hội để tạo ra các tiêu đề và mô tả hấp dẫn, thu hút người đọc. 

(2) Tự động tạo nội dung: Công nghệ AI có thể được sử dụng để tạo ra nội dung tin tức và bài viết tự động dựa trên dữ liệu và thông tin có sẵn. Điều này giúp tăng cường tốc độ sản xuất nội dung và giảm thời gian cần thiết cho việc viết tin, bài. 

(3) Phân tích xu hướng và dữ liệu: AI có thể được sử dụng để phân tích xu hướng và dữ liệu từ các nguồn khác nhau như mạng xã hội, trang tin tức và diễn đàn để đưa ra thông tin chi tiết về các chủ đề đang hot, tin tức nổi bật và sở thích của độc giả. 

(4) Tối ưu hóa SEO: AI có thể được sử dụng để tối ưu hóa nội dung tin tức và bài viết để tăng cường hiệu suất SEO, giúp nội dung được tìm kiếm và đọc nhiều hơn trên các công cụ tìm kiếm.

Theo ông Đặng Khắc Lợi, Phó cục trưởng Cục Báo chí, chương trình nói trên thuộc khuôn khổ Dự án "Phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020-2024", do Cục Báo chí phối hợp Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) tổ chức, nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam hòa nhập với sự phát triển của báo chí thế giới.

YBĐT (theo NLĐO)

Các tin khác
Chuyển đổi số trong giáo dục mang lại nhiều hiệu quả tích cực, góp phần xây dựng nền giáo dục hiện đại.

Không đơn thuần sử dụng những phương pháp học tập truyền thống, tiết học môn Giáo dục công dân (GDCD), Kinh tế và pháp luật của học sinh lớp 11A5, Trường THPT Chu Văn An, huyện Văn Yên được giáo viên truyền thụ bằng việc sử dụng các phần mềm, bảng tương tác, hình ảnh, video sinh động để minh hoạ các nội dung bài giảng. Điều này giúp học sinh dễ hiểu và hứng thú với môn học.

Đội thanh niên xung kích phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái hỗ trợ người dân cài đặt, sử dụng ứng dụng YenBai-S.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chuyển đổi số (CĐS) trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công tác CĐS được phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái quan tâm thực hiện.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn và các đồng chí lãnh đạo tỉnh trao đổi với thành viên Câu lạc bộ chuyển đổi số thanh niên về hoạt động của Câu lạc bộ.

Thực hiện Nghị quyết số 51 của Tỉnh ủy và Chương trình số 11 của Ban Chấp hành Đảng bộ khối (ĐBK) Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh về chuyển đổi số (CĐS) giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ Đảng ủy khối (ĐUK), công tác triển khai thực hiện trong các cơ quan, doanh nghiệp (DN) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo động lực quan trọng hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

HTX chế biến, kinh doanh tổng hợp Đoàn Lương, thành phố Yên Bái livestream giới thiệu, bán đặc sản, nông sản của địa phương.

Tập trung phát triển kinh tế số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, công nghệ cao để phát triển kinh tế nông nghiệp, tỉnh Yên Bái phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong tổng giá trị ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đến năm 2025 đạt 18,5%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục