YênBái - UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Kế hoạch số 231/KH-UBND tỉnh về việc thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển Xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch đã đề ra 11 mục tiêu phấn đấu đạt được đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
|
Đoàn viên thanh niên Huyện đoàn Yên Bình hướng dẫn các hộ kinh doanh cài đặt ứng dụng trên điện thoại thông minh.
|
Trong đó, riêng năm 2024 phấn đấu có 66% dân số trưởng thành có điện thoại thông minh; 60% dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác; 70% hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang; 40% dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân; 60% người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản.
60% người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản; 45% dân số trưởng thành có sử dụng dịch vụ công trực tuyến; 25% dân số trưởng thành dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa; 85% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử; 65% các cơ sở đào tạo cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở; 60% các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở.
Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh được ban hành đã chi tiết và tích hợp với sự hợp tác giữa các cấp quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng, phát triển hạ tầng mạng và kết nối Internet để đảm bảo mọi người trên địa bàn có thể tiếp cận dễ dàng. Khuyến khích sự hợp tác giữa trường học, doanh nghiệp và cơ quan chính phủ để đảm bảo chương trình đào tạo phản ánh nhu cầu thực tế của thị trường lao động; hỗ trợ phát triển và triển khai các ứng dụng và dịch vụ công cộng trực tuyến như: quản lý thông tin y tế, giáo dục trực tuyến và dịch vụ hành chính điện tử; tạo điều kiện cho sự sáng tạo bằng cách tổ chức các sự kiện, cuộc thi, và hỗ trợ các start-up công nghệ; hỗ trợ xây dựng hệ thống thanh toán điện tử và cơ sở hạ tầng để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào thị trường trực tuyến…
Triển khai chiến lược phát triển xã hội số trên địa bàn tỉnh Yên Bái sẽ mang lại nhiều giá trị quan trọng và đa chiều cho cả cộng đồng và kinh tế địa phương như: tạo ra cơ hội mới cho doanh nghiệp địa phương, đặc biệt là các start-up và doanh nghiệp nhỏ, thông qua việc kích thích sự sáng tạo và sử dụng công nghệ để cải thiện quy trình sản xuất và tiếp cận thị trường… Qua đó, không chỉ tác động tích cực đối với cộng đồng địa phương mà còn đóng góp vào quá trình phát triển bền vững và hiện đại hóa của tỉnh. Đồng thời đảm bảo lợi ích của công nghệ được phân phối công bằng và bền vững.
Minh Huyền
Tags
Chiến lược quốc gia
xã hội số
chuyển đổi số
công dân số
Trong thời đại công nghệ 4.0 ngày càng phát triển, sự ứng dụng của trí tuệ nhân tạo đã có những đóng góp tích cực trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Và gần đây, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Yên Bái đã áp dụng thành công, hiệu quả phần mềm trợ lý ảo trong việc giải quyết các hoạt động xét xử. Điều này không chỉ giúp rút gọn quy trình và tìm hiểu dữ liệu thông tin một cách thuận lợi, mà còn nâng cao kỹ năng và hiệu suất làm việc của các thẩm phán.
Vừa qua, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái làm việc với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) thống nhất tiếp tục phối hợp thực hiện các nội dung thỏa thuận đã ký kết về xây dựng và phát triển các sản phẩm dịch vụ gắn với chuyển đổi số (CĐS), giai đoạn 2023-2025.
Chỉ số hạnh phúc là một trong những chỉ tiêu được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, tỉnh đã nghiên cứu xây dựng và thực hiện hiệu quả nhiều giải pháp để nâng cao chỉ số hạnh phúc, đặc biệt là tận dụng tối đa những ưu việt của công nghệ số.
Mức hỗ trợ cho các tổ chuyển đổi số cộng đồng là 500 nghìn đồng/tổ/tháng. Thời gian hỗ trợ: Từ ngày 1/6/2023 đến hết ngày 31/12/2023.