Yên Bái phấn đấu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành chỉ tiêu chuyển đổi số trên cả ba trụ cột

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/12/2023 | 2:44:29 PM

YênBái - Nhằm đáp ứng các tiêu chí chung chuyển đổi số (CĐS) theo định hướng của Trung ương vừa thể hiện đặc trưng riêng của tỉnh Yên Bái “CĐS giúp người dân hạnh phúc hơn”, Yên Bái phấn đấu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành những chỉ tiêu CĐS trên cả ba trụ cột: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; đưa thứ hạng chỉ số CĐS tỉnh Yên Bái vào nhóm 15/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Việc sử dụng công nghệ số trong chăm sóc sức khỏe ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái giúp tối ưu hóa việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe cá nhân.
Việc sử dụng công nghệ số trong chăm sóc sức khỏe ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái giúp tối ưu hóa việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe cá nhân.

Theo đó, đối với phát triển chính quyền số, tỉnh phấn đấu đến năm 2025 cung cấp 100% các dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) toàn trình liên quan tới người dân, doanh nghiệp trên Cổng Dịch vụ công tỉnh, trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; duy trì kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cổng Dịch vụ công tỉnh với Cổng Dịch vụ công quốc gia. 

100% các giao dịch trên Cổng Dịch vụ công tỉnh và hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, huyện, xã được xác thực điện tử. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo DVCTT toàn trình và một phần trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên; tối thiểu 95% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) 

100% tài liệu lưu trữ lịch sử và hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC đã được giải quyết thành công được tạo, lưu giữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định. 

100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất. 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng (trừ văn bản mật theo quy định). 

100% công tác báo cáo (không bao gồm nội dung mật) của các cơ quan nhà nước được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh, kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp. 

100% cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng chung và chuyên ngành được kết nối, chia sẻ trên toàn tỉnh và với các CSDL quốc gia (dân cư, đất đai, bảo hiểm,... ) thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) của tỉnh; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời; người dân, doanh nghiệp chỉ phải cung cấp thông tin một lần khi thực hiện các TTHC với cơ quan nhà nước; 

100% CBCCVC được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản; 50% CBCCVC tham gia khai thác dữ liệu và công nghệ số được phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số bằng nhiều hình thức.

Đối với phát triển kinh tế số, tỉnh đặt mục tiêu kinh tế số chiếm khoảng 20% GRDP; năng suất lao động tăng bình quân từ 6,2%/năm; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt 15%; tỷ trọng thương mại điện tử (TMĐT) trong tổng mức bán lẻ đạt 15%; 100% doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình đã đăng ký kinh doanh các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản chủ lực của tỉnh có đủ điều kiện được đưa lên sàn TMĐT và có phát sinh giao dịch.

Đối với phát triển xã hội số, tỉnh phấn đấu đến 2025, 100% người dân được cung cấp miễn phí chữ ký số cá nhân khi thực hiện TTHC trên môi trường điện tử; trên 70% người dùng điện thoại, thiết bị thông minh được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chính quyền điện tử, ĐTTM. 

90% cơ sở giáo dục phổ thông đạt mức đáp ứng cơ bản (mức độ 2) Bộ chỉ số đánh giá mức độ CĐS.
Trên 70% công dân trưởng thành sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử. Tỷ lệ người dân được lập hồ sơ sức khỏe điện tử đạt trên 90%; 

100% thông tin các đối tượng thụ hưởng chính sách an sinh xã hội được số hóa, cập nhật, quản lý, khai thác trên hệ thống CSDL chuyên ngành lao động, thương binh và xã hội.

Tỉnh đã tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để nâng cao khả năng tiếp cận thông tin và dịch vụ công của người dân. Các dịch vụ công trực tuyến đã được phát triển và cung cấp, từ đó giảm thủ tục hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, đến thời điểm này, Yên Bái đã đầu tư vào việc nâng cao cơ sở hạ tầng viễn thông, bao gồm mạng Internet và hệ thống viễn thông di động. Điều này giúp tăng cường kết nối và cung cấp dịch vụ trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp trong tỉnh. Các biện pháp bảo mật đã được triển khai để đảm bảo an toàn thông tin và phòng chống các vi phạm bảo mật.

Đồng thời, tỉnh đã tạo ra một môi trường thuận lợi để khuyến khích sự khởi nghiệp và đổi mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Các chính sách hỗ trợ và cung cấp nguồn lực đã được triển khai để thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển công nghệ; đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực kỹ thuật số. Các chương trình đào tạo và giáo dục đã được triển khai để nâng cao trình độ công nghệ và kỹ năng số của lao động địa phương.

Bên cạnh đó, tỉnh đã thúc đẩy việc sử dụng thương mại điện tử và giao dịch trực tuyến. Các chính sách khuyến khích và quản lý truy cập vào các nền tảng TMĐT đã được đưa ra để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường và tiếp cận khách hàng.

Cùng đó, đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ số trong giáo dục, bao gồm việc phát triển các nền tảng và ứng dụng giáo dục trực tuyến. Điều này giúp nâng cao chất lượng giáo dục và cung cấp cơ hội học tập đa dạng cho người dân trong tỉnh.

Hiện, Yên Bái đã triển khai các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trực tuyến để nâng cao tiện ích và tiếp cận dịch vụ y tế cho người dân. Việc sử dụng công nghệ số trong chăm sóc sức khỏe giúp tối ưu hóa việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe cá nhân.

Tỉnh cũng đặc biệt chú trọng đến việc phát triển nông thôn thông minh bằng cách áp dụng công nghệ số vào ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Việc sử dụng các giải pháp công nghệ thông tin và truyền thông giúp nâng cao năng suất, quản lý tài nguyên và tạo ra các mô hình nông nghiệp hiệu quả hơn.

Thủy Thanh

Tags Yên Bái chính quyền số kinh tế số xã hội số

Các tin khác
Các đại biểu sử dụng ứng dụng

Ngày 13/12, HĐND huyện Văn Yên khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2025 đã tổ chức kỳ họp thứ XIV – kỳ họp thường lệ cuối năm. Tại kỳ họp này, 100% đại biểu HĐND huyện đã sử dụng ứng dụng “Họp Yên Bái” để đọc tài liệu và biểu quyết trực tuyến thông qua các nghị quyết.

Đoàn viên Chi đoàn Công ty cổ phần cấp nước và xây dựng Yên Bái hướng dẫn khách hàng sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

Công nghệ số đang thay đổi phương thức phục vụ của nhiều ngành dịch vụ công ích, trong đó có ngành cấp nước. Công ty Cổ phần Cấp nước và Xây dựng Yên Bái là một trong những đơn vị tiên phong trong tỉnh Yên Bái áp dụng chuyển đổi số để xây dựng một hệ thống cấp nước thông minh hiện đại.

Bà Cao Xuân Thu Vân - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thăm quan gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP của Yên Bái.

Du khách đến vùng chè Shan tuyết cổ thụ Suối Giàng có thêm trải nghiệm thú vị khi qua việc quét mã QR có thể xem được các thông tin, câu chuyện kể về cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Đó là một trong những lợi ích từ chuyển đổi số mang lại trong các hợp tác xã, tổ hợp tác ở Yên Bái hiện nay.

Cục Thuế tỉnh Yên Bái nhận giấy khen của Tổng cục Thuế trong công tác xây dựng, triển khai các công cụ công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý thuế.

Tại Hội nghị giới thiệu về các công cụ do các cục thuế tự xây dựng và triển khai vừa diễn ra tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào cuối tháng 11 vừa qua, Cục Thuế tỉnh Yên Bái vinh dự là một trong 11 cục thuế được Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế khen thưởng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục