Yên Bái đạt 33% tổ chức, cá nhân sử dụng thanh toán điện tử

  • Cập nhật: Thứ sáu, 29/12/2023 | 7:54:15 AM

YênBái -

Cán bộ Agribank Chi nhánh huyện Văn Yên hướng dẫn người dân sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Cán bộ Agribank Chi nhánh huyện Văn Yên hướng dẫn người dân sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025, thời gian qua, tỉnh đã tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức giúp người dân hiểu và tham gia sử dụng các dịch vụ, đa dạng hóa hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Cùng với đó, tỉnh đã lựa chọn các lĩnh vực cụ thể, có liên quan đến người dân nhằm thúc đẩy, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số. 

Đến nay, Yên Bái đã đạt tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ cung cấp điện trên 80% (vượt 2,3% chỉ tiêu đề ra), khách hàng sử dụng hình thức thanh toán này tăng 10,3% so với năm 2022. Địa phương có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt cao nhất là thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ, đạt 100%; huyện Văn Chấn 83%; thấp nhất là huyện Mù Cang Chải, 35%.

Tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ cung cấp nước đạt 71% kế hoạch, tổng số khách hàng tăng 28,3% so với năm 2022. 

Ngoài ra, tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn theo huyện, thị, thành phố có tài khoản giao dịch tại các chi nhánh ngân hàng thương mại đạt 58,6% (kế hoạch đến năm 2025 đạt trên 80%). Số lượng điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt đạt 329 điểm (kế hoạch đến năm 2025 đạt 600 điểm). Tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện không dùng tiền mặt qua các kênh thanh toán điện tử đạt 33% (kế hoạch năm 2025 đạt 40%).

Tổng số điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt là 9.073 điểm. Tổng số điểm nạp, rút tiền là 1.404. Tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng giao dịch qua kênh điện thoại di động/năm là 160%.

Tại thành phố Yên Bái có gần 8.900 cơ sở kinh doanh (cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp), trong đó khoảng 82% hộ kinh doanh chấp nhận thanh toán chủ yếu bằng hình thức quét mã QR. Một số địa phương như Nghĩa Lộ, Văn Yên, Yên Bình cũng đã phát triển và đạt tỷ lệ từ 30-60% hộ kinh doanh áp dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt bằng quét mã QR.

Thời gian tới, tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong 3 lĩnh vực gồm: thu phí vệ sinh môi trường tại thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ; các thanh toán liên quan tại các hộ kinh doanh; các khoản thu phí, khoản đóng góp tại thôn, bản, tổ dân phố.

Thanh Chi

Tags Yên Bái ngân hàng thanh toán không dùng tiền mặt điện nước kinh tế số xã hội số

Các tin khác
Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại Hội nghị.

Chiều 14/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề “Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp”.

Đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái tham gia cắt băng khánh thành Trạm phát sóng YBI0574 tại xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải.

Ngày 14/5, đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã tham dự Lễ khai trương Trạm phát sóng YBI0574 do Viettel Yên Bái triển khai tại bản Háng Tày, xã Chế Tạo, xã xa nhất của huyện Mù Cang Chải.

Sở TT&TT tỉnh Yên Bái thực hiện thống kê đo kiểm chất lượng dịch vụ internet.

Chiều 10/5, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Yên Bái phối hợp với Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) - Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức buổi làm việc theo hình thức trực tuyến để thảo luận, triển khai hiệu quả việc nâng cao ứng dụng tài nguyên Internet trên địa bàn tỉnh Yên Bái và một số nội dung khác theo chương trình hoạt động theo thỏa thuận thúc đẩy, hỗ trợ chuyển đổi IPv6 cho cơ quan nhà nước, giai đoạn 2021 - 2025.

Hưởng ứng phong trào

Sau 6 tháng triển khai thí điểm, mô hình “Bình dân học AI” trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả bước đầu rất tích cực, hiệu quả lợi ích mang lại thực sự rõ nét đối với tất cả các đối tượng tham gia thí điểm. Đó là tiền đề quan trọng để mô hình được triển khai rộng rãi trên toàn địa bàn, tạo cú huých mạnh mẽ cho phát triển kinh tế số, xã hội số, nâng cao hiệu suất công việc của người lao động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục