Yên Bái phấn đấu truy xuất nguồn gốc 10 nhóm sản phẩm nông sản, thực phẩm chủ lực vào năm 2025

  • Cập nhật: Thứ hai, 8/1/2024 | 8:27:31 AM

YênBái - Năm 2023, Sở Khoa học và Công nghệ Yên Bái đã đưa vào vận hành Hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa của tỉnh Yên Bái và đã được kết nối với Cổng truy xuất nguồn gốc quốc gia.

Sản phẩm khoai sọ của huyện Trạm Tấu được quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận
Sản phẩm khoai sọ của huyện Trạm Tấu được quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận "Khoai sọ nương Trạm Tấu".


Việc đưa vào vận hành Hệ thông thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý của cơ quan quản lý nhà nước và giúp doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Trong năm 2023, Sở Khoa học và Công nghệ đã tiếp nhận 24 phiếu đăng ký của các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh tham gia Hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tỉnh Yên Bái. Hầu hết các sản phẩm tham gia vào cổng truy xuất nguồn gốc đều đã được chứng nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao và 4 sao của tỉnh.

Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai nhiều dự án nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, xây dựng các mô hình nông lâm nghiệp, trong đó có nhiều đề tài, dự án xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất sản phẩm an toàn. 

Theo đó đã xác lập quyền nhãn hiệu tập thể "Gạo nếp Lếch - Bảo Ái" cho sản phẩm gạo nếp Lếch của huyện Yên Bình; xác lập quyền nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm "Rượu thóc La Pán Tẩn”, "Hoa hồng Mù Cang Chải” và "Chè Shan tuyết Púng Luông” của huyện Mù Cang Chải; quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý "Măng tre Bát Độ Yên Bái” theo chuỗi giá trị sản phẩm; xác lập quyền nhãn hiệu tập thể "Nếp lẩu cáy Trạm Tấu” cho sản phẩm gạo nếp lẩu cáy của huyện Trạm Tấu; xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho một số sản phẩm nông nghiệp của thị xã Nghĩa Lộ; quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận "Khoai sọ nương Trạm Tấu" cho sản phẩm khoai sọ của huyện Trạm Tấu. 

Trong nội dung xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh đều xây dựng thí điểm truy xuất nguồn gốc sản phẩm bằng mã QR Code. Yên Bái phấn đấu đến năm 2025 truy xuất nguồn gốc được ít nhất 10 nhóm sản phẩm nông - lâm, thủy sản, thực phẩm chủ lực; xây dựng cơ sở dữ liệu về truy xuất nguồn gốc và kết nối tham gia áp dụng Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia tối thiểu 10 nhóm sản phẩm, hàng hóa.Thông qua việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đã giúp cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh nâng cao được thương hiệu nâng cao giá trị sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. 

Bên cạnh đó, việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc (tem QR code) được xem như là một công cụ hiệu quả để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chống hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng. Bởi mỗi sản phẩm mà cơ sở sản xuất, kinh doanh cung cấp ra thị trường chỉ được cấp duy nhất một mã QR code. Thông qua việc dán tem truy xuất nguồn gốc, các sản phẩm nông nghiệp sản xuất theo quy trình đạt chuẩn sẽ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và hướng tới mục tiêu đưa các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh vào thị trường quốc tế.

Thanh Chi

Tags Yên Bái truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thủy sản thực phẩm

Các tin khác
Đoàn viên thanh niên phường Minh Tân, thành phố Yên Bái hướng dẫn người dân cài đặt các ứng dụng số trên thiết bị điện thoại thông minh.

Nhằm đưa chuyển đổi số lan tỏa, mạnh mẽ, sâu rộng theo mục tiêu đặc trưng của tỉnh Yên Bái "Chuyển đổi số giúp người dân hạnh phúc hơn", thành phố Yên Bái đưa ra mục tiêu phấn đấu vào năm 2024, tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ di động bằng thiết bị thông minh đạt 86%.

Quang cảnh lớp tập huấn.

Ngày 5/1, Văn phòng UBND tỉnh Yên Bái tổ chức chương trình tập huấn cấp tỉnh hướng dẫn sử dụng hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành, hệ thống giám sát nhiệm vụ của UBND tỉnh.

Viên chức BHXH tỉnh hướng dẫn cài đặt ứng dụng VssID-BHXH cho người dân trên địa bàn thành phố Yên Bái.

Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Yên Bái đã tích cực phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022- 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) đối với việc thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn tỉnh.

Bộ phận một cửa Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.

Yên Bái là một trong ba tỉnh đầu tiên hoàn thành kết nối Cổng dịch vụ công của tỉnh với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; là một trong những tỉnh đầu tiên tích hợp hệ thống định danh và xác thực điện tử trên hệ thống Cổng dịch vụ công của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục