Ứng dụng chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới: Cách làm của Báo Đáp

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/1/2024 | 7:29:46 AM

YênBái - Cái được lớn nhất trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên không chỉ là trường học, trạm xá hay những con đường bê tông bằng phẳng chạy đến từng thôn, từng nhà mà chính là tư duy mới trong sản xuất nông - lâm nghiệp; các hình thức tổ chức sản xuất mới đã được hình thành, tạo ra vùng sản xuất tập trung gắn kết giữa sản xuất và chế biến, mang lại giá trị cao.

Bộ phận Phục vụ hành chính công xã Báo Đáp được đầu tư khang trang hiện đại trên nền tảng số, là cơ sở mang lại sự hài lòng của người dân khi đến giao dịch.
Bộ phận Phục vụ hành chính công xã Báo Đáp được đầu tư khang trang hiện đại trên nền tảng số, là cơ sở mang lại sự hài lòng của người dân khi đến giao dịch.

Đặc biệt là ứng dụng chuyển đổi số (CĐS) để thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã và vùng nguyên liệu tập trung đối với nông sản chủ lực được cấp mã vùng. Đồng thời, CĐS cũng được áp dụng rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực, góp phần xây dựng xã thông minh gắn với XDNTM kiểu mẫu...

Xác định, thực hiện công tác CĐS là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, quan trọng của địa phương trong giai đoạn hiện nay, năm 2023, xã Báo Đáp tiếp tục kiện toàn tổ CĐS cộng đồng cấp xã và tổ CĐS cấp thôn với 12 tổ và 70 thành viên tham gia. Hiện nay, UBND xã Báo Đáp đã sử dụng hệ thống mạng nội bộ để kết nối trao đổi, giải quyết công việc; công tác triển khai ứng dụng công nghệ thông tin được thực hiện một cách đồng bộ với 100% cán bộ, công chức sử dụng thành thạo máy vi tính và sử dụng hòm thư điện tử, các nhóm zalo để trao đổi thông tin, công việc; 100% hồ sơ công việc của UBND xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật Nhà nước). 

Bên cạnh đó, UBND xã đã chỉ đạo công chức chuyên môn tham mưu triển khai phòng họp không giấy tờ tại các kỳ họp của Đảng ủy, HĐND, UBND, các văn bản chỉ đạo đối với các cơ quan, đơn vị, các thôn được trao đổi qua các nhóm zalo, mã quét QRCode. Đồng thời, tổ chức rà soát và đề nghị cấp chữ ký số cho 100% cán bộ, công chức tại cơ quan; đẩy mạnh việc triển khai sử dụng chữ ký số trong công tác chỉ đạo, điều hành, giải quyết các thủ tục hành chính; 100% lãnh đạo UBND xã sử dụng thành thạo chữ ký số và phần mềm công nghệ thông tin dùng chung liên thông 3 cấp tỉnh, huyện, xã; 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan Nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng (trừ văn bản thuộc phạm vi bí mật Nhà nước).

Để hình thành thói quen sử dụng dịch vụ công trực tuyến và có nhu cầu giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính, Bộ phận phục vụ hành chính công xã Báo Đáp hiện đang đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân nộp hồ sơ và thanh toán trực tuyến trên điện thoại thông minh. 

Đồng chí Vũ Thị Nhung - Phó Chủ tịch UBND xã Báo Đáp cho biết: "Tại Bộ phận Phục vụ hành chính công xã đã triển khai việc thu phí, lệ phí không dùng tiền mặt. Đồng thời, phối hợp với các tổ chức tín dụng mở tài khoản giao dịch cho người dân nhằm tạo thuận lợi thực hiện thanh toán lệ phí khi giao dịch. Theo đó, hết năm 2023, UBND xã đã tiếp nhận và giải quyết trực tuyến hồ sơ mức độ 3, mức độ 4 đạt tỷ lệ 96,52%”. 

Bên cạnh đó, xã Báo Đáp còn huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để tuyên truyền, vận động nhân dân tiếp cận với các dịch vụ thanh toán điện tử; phối hợp với các ngân hàng mở 500 tài khoản, ví điện tử cho người dân và hướng dẫn thao tác các ứng dụng thanh toán trên điện thoại thông minh; triển khai thanh toán không dùng tiền mặt tại các cửa hàng tạp hóa, các hộ kinh doanh thông qua mã quét QRCode... 

Đồng thời, chỉ đạo Tổ CĐS xã phối hợp với các nhà trường hợp đồng với Ngân hàng BIDV mở tài khoản cho 3/3 trường học đảm bảo việc thu không dùng tiền mặt... Đến hết năm 2023, Báo Đáp đã có 2.598/3.266 người dân trong độ tuổi lao động được cài đặt và sử dụng các dịch vụ thanh toán như: thanh toán tiền điện, mạng Internet, thẻ điện thoại... đạt 79,5%; có 100% hộ dân thực hiện thanh toán tiền điện online; phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp hướng dẫn người dân cài đặt và sử dụng các nền tảng công nghệ số, trong đó tỷ lệ hộ dân được cài đặt và hướng dẫn sử dụng ứng dụng VOVBacsi24 trên điện thoại thông minh đạt 100% số hộ. Qua quá trình triển khai thực hiện đã giúp người dân được tư vấn sức khỏe nhanh chóng, kịp thời; giúp tiết kiệm chi phí khám bệnh, đi lại... so với việc phải đến khám ở các bệnh viện, cơ sở khám bệnh thông thường.

Trong phát triển kinh tế, người dân xã Báo Đáp đã ứng dụng CĐS để thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã và vùng nguyên liệu tập trung đối với nông sản chủ lực của địa phương được cấp mã vùng. Hiện, xã có 3 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Trong đó, sản phẩm mật ong Báo Đáp có mã QRcode truy xuất. 

Cùng với đó, mô hình sản xuất trồng dâu nuôi tằm đã được các hộ dân áp dụng đồng bộ các khâu kỹ thuật về làm đất, trồng, chăm sóc, thâm canh; mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, trồng dâu giống mới S7 được lựa chọn lai tạo và vận chuyển từ tỉnh Lâm Đồng ra; mô hình áp dụng công nghệ hệ thống tưới nước tự động và áp dụng công nghệ nuôi tằm trên khay trượt…, đã góp phần tăng thu nhập cho người trồng dâu nuôi tằm… Đặc biệt, xã còn thành lập trang Fanpage "Báo Đáp 24/7” để quảng bá hình ảnh, điểm du lịch và thường xuyên cập nhật thông tin, hình ảnh hoạt động về các điểm du lịch của địa phương…

Có thể thấy, CĐS được áp dụng trên tất cả các lĩnh vực đã góp phần giúp xã Báo Đáp đạt các tiêu chí xã kiểu mẫu nổi trội về CĐS vào cuối năm 2023 và đang trở thành một vùng quê đáng sống, kinh tế - xã hội phát triển, cảnh quan môi trường được đầu tư đảm bảo sáng, xanh, sạch, đẹp…

Trần Ngọc

Tags chuyển đổi số Báo Đáp nông thôn mới Ngân hàng BIDV vùng dâu tằm

Các tin khác
Các học viên tham gia lớp tập huấn

Ủy ban nhân dân thị xã Nghĩa Lộ vừa phối hợp với Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tập huấn về sử dụng phần mềm quản lý văn bản cho 130 cán bộ lãnh đạo, chuyên viên các cơ quan thị xã và các xã, phường trên địa bàn.

Tuổi trẻ huyện Văn Yên tham gia hỗ trợ người dân sử dụng thành thạo các nền tảng số, ứng dụng số cơ bản.

Năm 2023 với chủ đề “Năm chuyển đổi số (CĐS) các hoạt động của Đoàn”, các cấp bộ Đoàn huyện Văn Yên đã tích cực, chủ động tham gia vào quá trình xây dựng chính quyền số, xã hội số; nâng cao năng lực số cho cán bộ, đoàn viên thanh niên (ĐVTN); từng bước đưa công nghệ thông tin vào công tác Đoàn và cuộc sống.

Cô và trò Trường TH&THCS thị trấn Trạm Tấu trong giờ học Toán có ứng dụng công nghệ thông tin.

Trường TH&THCS thị trấn Trạm Tấu là trường học thực hiện thí điểm mô hình chuyển đổi số trong trường học của ngành giáo dục huyện Trạm Tấu.

Huyện Văn Chấn đã nghiêm túc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và được các tổ chức, cá nhân đánh giá hài lòng đạt tỷ lệ 100%.

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số (CĐS) quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06), trong 2 năm qua, UBND huyện Văn Chấn đã tập trung tổ chức thực hiện với tinh thần quyết tâm, quyết liệt và nỗ lực đạt được những kết quả khả quan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục