Trấn Yên phát huy mô hình xã, thôn thông minh

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/3/2024 | 9:14:04 AM

YênBái - Trấn Yên đã chọn 4 xã triển khai xây dựng mô hình xã thông minh, gồm: Việt Thành, Đào Thịnh, Báo Đáp, Hưng Thịnh.

Đông đảo đoàn viên thanh niên huyện Trấn Yên hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng Công dân số (Yen Bai-S) trên điện thoại thông minh.
Đông đảo đoàn viên thanh niên huyện Trấn Yên hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng Công dân số (Yen Bai-S) trên điện thoại thông minh.

Năm 2023, huyện Trấn Yên đã ban hành các kế hoạch, văn bản chỉ đạo về thực hiện chuyển đổi số (CĐS) trên địa bàn, trọng tâm là thực hiện chuyển đổi số gắn với xây dựng nông thôn mới; trong đó có nhiệm vụ triển khai xây dựng mô hình xã thông minh, thôn thông minh. Đây cũng là một trong những tiêu chí mới xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu, huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2026. Do đó, công tác triển khai, thực hiện được huyện đặc biệt quan tâm.

Huyện đã chọn 3 xã triển khai xây dựng mô hình xã thông minh, thôn thông minh; đến tháng 9/2023 bổ sung thêm 1 xã, nâng tổng số xây dựng mô hình lên 4/21 xã gồm: Việt Thành, Đào Thịnh, Báo Đáp, Hưng Thịnh. Năm 2023, huyện Trấn Yên xếp thứ 5, tăng 1 bậc so với năm 2022 về thực hiện CĐS trong toàn tỉnh. Có được kết quả đó là nhờ sự vào cuộc đồng bộ từ huyện tới cơ sở, nhất là công tác tuyên truyền về CĐS được đẩy mạnh thực hiện tại các xã, thị trấn, nhận được sự hưởng ứng, hài lòng cao của nhân dân trong xây dựng mô hình.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Nga - Chủ tịch UBND xã Việt Thành cho biết: "Quá trình triển khai mô hình, xã có khá nhiều thuận lợi. Trụ sở UBND xã được kết nối Internet băng thông rộng, 8/8 thôn đã có hạ tầng Internet cáp quang phủ sóng thông tin di động đến gần 83% số hộ. Mạng truyền số liệu chuyên dùng được triển khai đến xã. Lãnh đạo xã và cán bộ, công chức tại Bộ phận Phục vụ hành chính công được trang bị chữ ký số...”. 

Bên cạnh việc thực hiện hiệu quả hoạt động Bộ phận điều hành thông minh (IOC), xã Việt Thành cũng triển khai tới 100% hộ gia đình trên địa bàn tiếp cận và sử dụng các nền tảng, dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe trực tuyến online. Các tổ CĐS cộng đồng của xã, của các thôn phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp, các ban ngành, đoàn thể, làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân cài đặt và sử dụng các nền tảng công nghệ số như: VOVBacsi24,  ứng dụng Công dân số (YenBai-S), Telehealth, sổ sức khỏe điện tử...

Xã cũng duy trì tốt các kênh giao tiếp đã được thiết lập chính thức trên các mạng xã hội như: các nhóm Zalo, trang Facebook "Việt Thành đổi mới”; trang thông tin điện tử Vietthanh.tranyen.yenbai.gov.vn... để tuyên truyền, cung cấp thông tin cho người dân trong xã và tương tác để tiếp nhận các ý kiến, phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.

Đồng thời, hỗ trợ quảng bá, tiếp thị và bán các sản phẩm của địa phương trên môi trường mạng; hướng dẫn người dân tạo tài khoản, viết bài, chụp hình, xây dựng các video quảng bá về sản phẩm, dịch vụ để đăng trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, sử dụng các phương thức thanh toán điện tử an toàn, tin cậy.

Thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, thôn thông minh, huyện cũng ưu tiên các nhiệm vụ có tính cấp thiết, hiệu quả thiết thực để thực hiện trước như: đầu tư cơ sở hạ tầng Bộ phận điều hành thông minh (IOC), hệ thống mạng LAN, đánh giá mức độ an toàn thông tin; xây dựng hệ thống truyền thanh thông minh, tuyên truyền vận động nhân dân cài đặt, sử dụng sổ tay sức khỏe điện tử… với phương châm làm đến đâu gọn đến đó, cơ bản là cập nhật dữ liệu đánh giá về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, không dàn trải cập nhật những dữ liệu chưa cần thiết. 

Huyện cũng đồng thời thành lập tổ giúp việc CĐS, thành viên là những công chức thuộc các phòng chuyên môn của UBND huyện để phối hợp giúp đỡ các xã cập nhật dữ liệu, kiểm chứng số liệu trước khi cập nhật lên Bộ phận điều hành thông minh của các xã, phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Đảng ủy, UBND các xã đạt hiệu quả.

Đồng thời, huyện  cũng vận dụng tối đa nguồn vốn từ Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và nguồn kinh phí từ ngân sách huyện để phân bổ cho các địa phương triển khai xây dựng mô hình.

Ông Nguyễn Thành Lê – Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết: "Để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm đề ra trong năm 2024, huyện tiếp tục duy trì, nâng cấp, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyên môn tại các cơ quan nhà nước, UBND các xã, thị trấn trên cơ sở kết hợp mạng truyền số liệu chuyên dùng, mạng Internet để phục vụ kết nối liên thông, xuyên suốt từ huyện đến cấp xã, đảm an toàn thông tin mạng; từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số: máy tính, máy scan, máy in, hệ thống mạng LAN, Internet… thay thế các thiết bị đã xuống cấp, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả”.

Việc xây dựng thành công mô hình xã, thôn thông minh là tiền đề, cơ sở để Trấn Yên tiến tới xây dựng Trung tâm Điều hành thông minh (IOC) cấp huyện, hướng tới mục tiêu thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị, thúc đẩy CĐS trong chính quyền để phục vụ và tương tác với người dân tốt hơn. Đồng thời, nâng cao kỹ năng số cho người dân, giúp người dân dễ dàng giới thiệu, quảng bá các sản phẩm, nét văn hóa đặc trưng của địa phương trên môi trường số.
Bùi Minh

Tags CĐS xã thông minh thôn thông minh internet chính trị kinh tế xã hội Trấn Yên

Các tin khác
Cán bộ NHCSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng ứng dụng VBSP Smart Banking tại điểm giao dịch xã.

Từ ngày 1/3/2023, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã tiến hành triển khai chính thức ứng dụng VBSP Smart Banking đến các khách hàng; trong đó, ưu tiên các đối tượng khách hàng cá nhân đang mở tài khoản thanh toán tại NHCSXH.

Sáng 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về Chuyển đổi số (CĐS) đã chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về CĐS. Phiên họp kết nối trực tuyến toàn quốc từ trụ sở Chính phủ tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Người dân sử dụng căn cước công dân gắn chíp để đăng ký khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ.

Xác định ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS) là nhiệm vụ quan trọng để xây dựng hệ thống y tế hiện đại, thời gian qua, ngành y tế Yên Bái đã triển khai hiệu quả các ứng dụng: quản lý văn bản và điều hành điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, liên thông dữ liệu khám chữa bệnh (KCB) BHYT, quản lý thông tin KCB... góp phần nâng cao chất lượng KCB, tạo sự đổi mới cho hệ thống y tế, thúc đẩy CĐS hướng tới phát triển y tế thông minh.

Đồng chí Hà Đức Hải - Bí thư Tỉnh đoàn Yên Bái và đồng chí Lê Trí Hà - Giám đốc Sở thông tin và Truyền thông tỉnh ký kết phối hợp triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2024.

Tỉnh đoàn và Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái vừa tổ chức ký kết Chương trình phối hợp triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số (CĐS) năm 2024. Hoạt động nhằm phát huy vai trò, thế mạnh của và nguồn lực sẵn có của hai đơn vị, góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ CĐS tỉnh Yên Bái đến năm 2025.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục