Yên Bái tăng cường phòng, chống lừa đảo trên hệ thống công nghệ thông tin

  • Cập nhật: Thứ ba, 16/7/2024 | 3:38:15 PM

YênBái - Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều giải pháp tăng cường phòng, chống lừa đảo trên hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) trong giai đoạn hiện nay.

Tình trạng tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng ngày càng diễn biến phức tạp.
Tình trạng tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng ngày càng diễn biến phức tạp.

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, tình trạng tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng ngày càng diễn biến phức tạp và nghiêm trọng. Từ năm 2023 đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 26 vụ, 96 đối tượng có dấu hiệu của tội phạm sử dụng công nghệ cao. Riêng 6 tháng đầu năm 2024 có 7 vụ. Công an tỉnh đã khởi tố 22 vụ, 96 bị can về xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của người khác, làm giả con dấu, tài liệu của cá nhân, cơ quan; lừa đảo chiếm đoạt tài sản... 

Thời gian tới, Sở TT&TT tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền - truyền thông thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng an toàn thông tin cho cán bộ và người dân trong tỉnh; chú trọng tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội; phổ biến kiến thức về an toàn thông tin, xử lý thông tin xấu độc, các hình thức lừa đảo và cách phòng tránh lừa đảo trên môi trường mạng.

Đồng thời, Sở tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực của lực lượng giám sát an toàn thông tin tại chỗ đáp ứng yêu cầu về đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trong tình hình mới; kịp thời xây dựng hoặc tiếp nhận và triển khai các nền tảng số phục vụ công tác quản lý, giám sát đo lường mức độ an toàn của các hệ thống thông tin trong cơ quan Nhà nước; phổ biến, hướng dẫn người dân sử dụng các nền tảng số phục vụ phòng chống lừa đảo trên không gian mạng; quán triệt 100% hệ thống thông tin cơ quan nhà nước được triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin theo hồ sơ đề xuất cấp độ đã được phê duyệt; làm tốt công tác giám sát giám sát, bảo vệ 24/24 giờ đối với hệ thống thông tin qua Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng tỉnh; quán triệt để cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân thực hiện nghiêm túc, hiệu quả 10 biện pháp khuyến nghị của Cục An toàn thông tin - Bộ TT&TT về phòng tránh lừa đảo trên môi trường mạng…

Được biết, thời gian qua, Yên Bái đã có nhiều giải pháp về tăng cường phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trên địa bàn như: Hoàn thiện và đưa vào sử dụng Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng tỉnh Yên Bái (SOC) kết nối với Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC); tổ chức chương trình diễn tập thực chiến an toàn thông tin mạng cho cán bộ kỹ thuật, chuyên trách, bán chuyên trách CNTT, an toàn thông tin tại các cơ quan, đơn vị, địa phương…

Minh Huyền 

Tags Yên Bái lừa đảo công nghệ thông tin 4.0

Các tin khác
Ảnh minh họa. Nguồn: Leonardo.

Theo phản ánh từ các đơn vị kinh doanh trong ngành xuất bản, hỗ trợ về kiểm duyệt sách lậu và các chi phí tiếp thị là yếu tố cần thiết đối với các nhà phân phối hiện tại.

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng (SOC) tỉnh Yên Bái đã phát hiện 9 IP có hành vi kết nối tới máy chủ độc hại.

Trong 6 tháng đầu năm, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng (SOC) tỉnh Yên Bái đã phát hiện 240 IP có hành vi thực hiện rà quét mạng, 9 IP có hành vi kết nối tới máy chủ độc hại; phát hiện và xử lý 2.165 trường hợp máy tính nhiễm mã độc, phát hiện 2.227 trường hợp máy tính có lỗ hổng tại các cơ quan, đơn vị.

Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh tham quan mô hình chuyển đổi số của VNPT Yên Bái.

Ban Thường vụ Đảng ủy khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh (ĐUK) ban hành Kế hoạch số 248-KH/ĐUK ngày 06/3/2024 về lãnh đạo thực hiện CĐS trong Đảng bộ khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh (ĐBK) năm 2024. Căn cứ vào 12 chỉ tiêu cụ thể, 16 giải pháp thực hiện mà kế hoạch của ĐUK đề ra, các chi, đảng bộ cơ sở tiếp tục ban hành kế hoạch chuyển đổi số (CĐS) năm 2024 đảm bảo phù hợp với thực tiễn tại cơ quan, đơn vị.

Nhân viên Phòng Giao dịch BIDV Văn Yên hướng dẫn hộ kinh doanh tại thị trấn Mậu A tạo mã QR để mua bán hàng hóa trực tuyến.

Công nghệ 4.0 đang dần thay đổi hình thức bán hàng truyền thống. Những sản phẩm hàng hóa của người Việt trước đây phải mất một thời gian khá lâu mới đến tay người tiêu dùng, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa thì nay khoảng cách đã được rút ngắn và đơn giản hơn rất nhiều bằng hình thức thương mại điện tử (TMĐT).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục