Đại học Bách khoa Hà Nội thành lập viện nghiên cứu sâu về AI

  • Cập nhật: Thứ bảy, 26/10/2024 | 8:41:36 AM

Viện AI4LIFE được thành lập, trở thành điểm kết nối nghiên cứu hàn lâm và ứng dụng thực tế của đại học và doanh nghiệp, khai thác tối đa lợi ích trí tuệ nhân tạo mang lại.

Lãnh đạo Đại học Bách khoa Hà Nội trao quyết định thành lập và tặng hoa chúc mừng Ban lãnh đạo Viện AI4LIFE
Lãnh đạo Đại học Bách khoa Hà Nội trao quyết định thành lập và tặng hoa chúc mừng Ban lãnh đạo Viện AI4LIFE

Thông tin được PGS.TS Nguyễn Phi Lê, Trường Công nghệ thông tin - Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội, điều hành Viện nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI4LIFE) chia sẻ tại lễ thành lập Viện sáng 24/10.

Viện AI4LIFE định hướng tập trung nghiên cứu chuyên sâu AI ứng dụng vào các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và đời sống. Viện sẽ có 6 phòng thí nghiệm, bao gồm: Học máy, công nghệ bán dẫn thông minh, khoa học sự sống thông minh, môi trường thông minh, hệ thống thông minh và giáo dục thông minh.

PGS Lê cho biết, Viện AI4LIFE đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ thành lập được ít nhất một nhóm nghiên cứu mạnh theo nghị định 109 của Chính phủ và là một trong các trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng AI dẫn đầu Việt Nam.

Phát biểu tại lễ thành lập, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy tin tưởng Viện AI4LIFE sẽ trở thành một trong số trung tâm đổi mới sáng tạo của cả nước, kết nối đưa các kết quả nghiên cứu ứng dụng vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc kỳ vọng sự ra đời của Viện AI4LIFE - viện nghiên cứu ứng dụng đầu tiên về lĩnh vực này ở trong nước là điểm liên kết, giúp kết nối và thúc đẩy hợp tác giữa các nhóm nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong Đại học Bách khoa Hà Nội. Viện cũng xúc tiến hợp tác với các nhóm nghiên cứu mạnh trên thế giới, qua đó, tạo ra các nghiên cứu, giải pháp ứng dụng AI liên ngành và thực hiện chủ trương nghiên cứu phát triển AI vì cuộc sống.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Cán bộ Viettel Yên Bái tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX thực hiện CĐS

Thời gian qua, huyện Mù Cang Chải đã và đang nỗ lực tập trung triển khai thực hiện chuyển đổi số (CĐS) toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, nhằm xây dựng mô hình chính quyền số, công dân số, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.

Việc triển khai tốt IPv6 là dấu hiệu cho thấy tỉnh Yên Bái đang bắt kịp đúng xu thế phát triển, sẵn sàng “chuyển mình” để đảm bảo an toàn thông tin, phát triển hạ tầng số, phục vụ tốt cho người dân, doanh nghiệp về nhu cầu truy cập, sử dụng dịch vụ hành chính công của các cơ quan nhà nước qua IPv6.

Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 xác định, phát triển sử dụng tài nguyên số là một trong những giải pháp phát triển hạ tầng số.

Đoàn thanh niên phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái tuyên truyền người dân đăng ký sử dụng chữ ký số cá nhân.

Trong bối cảnh đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) quốc gia, phát triển kinh tế số và xã hội số, việc sử dụng chữ ký số trong các giao dịch điện tử, dịch vụ công trực tuyến... là một giải pháp quan trọng, mang lại rất nhiều tiện ích cho người dân. Vì vậy, việc phổ cập chữ ký số cá nhân cho người dân có ý nghĩa quan trọng trong quá trình CĐS.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục