Thành phố Yên Bái nâng cao chất lượng chuyển đổi số

  • Cập nhật: Thứ sáu, 3/1/2025 | 3:01:42 PM

YênBái - Thời gian qua, thành phố Yên Bái đã chỉ đạo xây dựng và ban hành nhiều văn bản, triển khai các nhiệm vụ cụ thể về công tác chuyển đổi số (CĐS). Đặc biệt, thành phố đã giao chỉ tiêu cụ thể cho các phòng, ban, đơn vị, UBND các xã, phường bảo đảm rõ người, rõ việc, rõ phương pháp, rõ thời gian, rõ kết quả.

Thành phố Yên Bái thực hiện hiệu quả mô hình
Thành phố Yên Bái thực hiện hiệu quả mô hình "Chợ 4.0" ở cả 8 chợ trên địa bàn. Trong ảnh: Người dân thanh toán không dùng tiền mặt tại chợ phường Yên Thịnh.

Phường Nguyễn Thái Học ngay sau khi được thành phố Yên Bái chỉ đạo triển khai thí điểm về công tác CĐS, phường đã tập trung đưa ra các giải pháp triển khai cụ thể như: thành lập Ban Chỉ đạo và tổ CĐS cộng đồng để triển khai tới từng tổ dân phố, từng hộ kinh doanh. Đến nay, 100% người trưởng thành sử dụng điện thoại thông minh đều có tài khoản ngân hàng; 100% hộ kinh doanh trên địa bàn được in, trang bị đầy đủ mã QR code được kích hoạt để thực hiện giao dịch; các trường học, bệnh viện thực hiện thanh toán các khoản bằng hình thức thanh toán điện tử không dùng tiền mặt... 

Chị Lò Thanh Tuyền, tổ dân phố số 3, phường Nguyễn Thái Học chia sẻ: "Giờ chỉ cần cầm điện thoại đi chợ mà không phải dùng tiền mặt như trước. Con cái học hành tôi cũng chuyển khoản, rất nhanh gọn, tiện lợi”. 

Xác định lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là động lực trong CĐS, thành phố Yên Bái đã tích cực khuyến khích đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tiên phong đi đầu trong ứng dụng CĐS; ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh, phù hợp với xu thế hội nhập. Đến hết năm 2024, 100% doanh ngiệp, hợp tác xã trên địa bàn thành phố đã thực hiện CĐS. 

Ông Bùi Việt Tiến - Chủ tịch Hội Nông dân xã Minh Bảo chia sẻ: "Năm 2024, hội viên Hội Nông dân xã, nhất là các doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn đã được tham gia nhiều lớp tập huấn CĐS; tham gia nhiều hội chợ, đưa các sản phẩm OCOP của địa phương lên sàn thương mại điện tử. Từ đó, các doanh nghiệp, hợp tác xã nâng cao năng lực quản lý, tối ưu hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đối với các sản phẩm như: mật ong, nấm Linh chi được đưa lên sàn thương mại điện tử đã tăng sức cạnh tranh, tạo chỗ đứng trên thị trường”. 

Cùng với đó, trong lĩnh vực nông nghiệp, hoạt động đăng ký và cấp mã số vùng trồng cũng được thành phố triển khai đồng bộ, phục vụ tiêu thụ nội địa cho 5 hợp tác xã tại các xã: Âu Lâu, Tuy Lộc, Minh Bảo, Tân Thịnh và Văn Phú; đồng thời, phối hợp với Sở Công Thương hỗ trợ các đơn vị tham gia hội chợ, xúc tiến thương mại và đưa 30 sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử; triển khai mô hình "chợ 4.0” tại 8/8 chợ trên địa bàn. 

Tập trung nâng cấp hạ tầng, thúc đẩy ứng dụng công nghệ và nâng cao chất lượng đời sống số cho người dân, hiện tại, thành phố đã có 204 điểm thu phát sóng 4G phủ sóng toàn bộ xã, phường cùng 100% mạng cáp quang đến trung tâm xã. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng Internet băng rộng đạt 94% và 93,5% người dân sử dụng thiết bị di động thông minh. Các giải pháp thanh toán điện tử được đẩy mạnh với 88% người dân trưởng thành, 85% hộ gia đình thanh toán tiền điện và 80,3% thanh toán tiền nước không dùng tiền mặt. 

Trong lĩnh vực giáo dục, thành phố cũng đã số hóa 100% hồ sơ học sinh tại tất cả các trường công lập, ứng dụng phần mềm vnEdu và các công cụ trực tuyến như: Zoom, Teams và Google Meet để quản lý dạy và học; 100% học phí tại các trường được thu không dùng tiền mặt. Trong lĩnh vực y tế, 15/15 trạm y tế đã triển khai nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử và áp dụng các dịch vụ số như: bản đồ xe cứu thương, đặt lịch xét nghiệm tại nhà và tiêm chủng trực tuyến… 

5 năm qua, thành phố Yên Bái đã chỉ đạo xây dựng và ban hành 92 văn bản các nhiệm vụ về công tác CĐS; giao chỉ tiêu cụ thể cho các phòng, ban, đơn vị, UBND các xã, phường đảm bảo rõ người, rõ việc, rõ phương pháp, rõ thời gian, rõ kết quả. Đồng thời, xây dựng các mô hình mới, duy trì 18 mô hình hiệu quả trong xây dựng chính quyền điện tử, giải quyết thủ tục hành chính, thanh toán không dùng tiền mặt, tiểu biểu như: "Phòng họp không giấy", "Thủ tục hành chính không chờ", triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong thu phí chợ, dịch vụ công... góp phần xây dựng một thành phố văn minh và hiện đại. Tuy nhiên, một bộ phận người dân sử dụng điện thoại thông minh cấu hình còn thấp hoặc không sử dụng điện thoại thông minh nên việc triển khai các nền tảng ứng dụng số còn gặp khó khăn; một số thành viên các tổ CĐS cộng đồng cấp thôn, tổ cao tuổi nên việc hướng dẫn và cài đặt một số ứng dụng nền tảng số cho người dân trên địa bàn còn hạn chế. 

Để nâng cao chất lượng CĐS trên địa bàn, thời gian tới, thành phố Yên Bái sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng 3 phường: Đồng Tâm, Minh Tân, Nguyễn Thái Học trở thành phường CĐS, CĐS nâng cao; xây dựng phường Nguyễn Thái Học trở thành phường thông minh, nhân rộng ra các xã, phường khác. Cùng với đó, thành phố tiếp tục triển khai hiệu quả mô hình "chợ 4.0" để thúc đẩy thương mại điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt tại tất cả các chợ trên địa bàn, áp dụng công nghệ quản lý chuỗi cung ứng thông minh để giúp cải thiện chất lượng dịch vụ và mở rộng thị trường cho các sản phẩm địa phương. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Minh Huyền

Tags Yên Bái chuyển đổi số

Các tin khác
Lãnh đạo huyện Văn Yên bấm nút khởi động Trung tâm Chỉ đạo, điều hành và giám sát nhiệm vụ.

Sau 3 năm triển khai, huyện Văn Yên đạt được những kết quả khá toàn diện trên tất cả các mặt, trụ cột của chuyển đổi số (CĐS), nổi bật nhất là các mô hình CĐS đặc trưng đã góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương. Kết quả này chính là bước tiến với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.

Công nghệ thay đổi cách vận hành kinh doanh nhỏ lẻ

Trong bối cảnh công nghệ phát triển không ngừng, việc ứng dụng các giải pháp số hóa trở nên phổ biến, đặc biệt đối với các hộ kinh doanh gia đình và cửa hàng nhỏ lẻ.

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh mời chuyên gia tư vấn, hỗ trợ thanh niên Yên Bái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Triển khai Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến năm 2030, tỉnh Yên Bái đã chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp, tận dụng tốt cơ hội, vượt qua các thách thức, dần thu hẹp khoảng cách phát triển với các tỉnh trong khu vực.

Sản phẩm bưởi đặc sản Đại Minh được hỗ trợ kết nối, tiêu thụ trên nền tảng số.

Nông thôn mới (NTM) thông minh là đưa ứng dụng chuyển đổi số (CĐS) phủ khắp mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, mang lại những giá trị thực chất, nhiều tiện ích cho xã, thôn, xóm từ việc lắp các camera an ninh trên các đường làng ngõ xóm, ứng dụng Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo vào điều khiển sản xuất nông nghiệp và mọi mặt trong đời sống nông thôn những vấn đề mới như: ứng dụng CĐS trong nông nghiệp, nông thôn; phát triển du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn; vấn đề kinh tế hợp tác, hợp tác xã (HTX), cơ giới hóa đồng bộ, vấn đề quản lý chất lượng nông sản…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục