Mù Cang Chải phấn đấu tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân và doanh nghiệp đạt trên 50%

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/4/2025 | 2:54:39 PM

YênBái - UBND huyện Mù Cang Chải vừa ban hành Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 31/3/2025 triển khai thực hiện Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 28/02/2025 của UBND tỉnh Yên Bái về việc thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 09/01/2025 của Chính phủ và Kế hoạch 219-KH/TU ngày 17/02/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, trên địa bàn huyện Mù Cang Chải.

Người dân đến giải quyết TTHC tại Bộ phận Phục vụ hành chính công xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải.
Người dân đến giải quyết TTHC tại Bộ phận Phục vụ hành chính công xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải.


Với mục tiêu tạo đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của tỉnh để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị, thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển nhanh và bền vững trong kỷ nguyên mới; ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ mới vào thực tiễn công tác quản trị, các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội của huyện, tập trung trọng tâm vào ứng dụng công nghệ mới để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy các cấp, huyện Mù Cang Chải phấn đấu đến năm 2030, tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt 6,3% trở lên.

Tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân và doanh nghiệp đạt trên 50%; 100% dịch vụ công trực tuyến chỉ yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp thông tin một lần cho cơ quan nhà nước khi thực hiện; 100% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính; tối thiểu 78% các dịch vụ thiết yếu xã hội thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; tối thiểu 55% giao dịch giải quyết thủ tục hành chính ở các cấp trên địa bàn huyện thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; 100% hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các cơ quan, đơn vị được dịch chuyển trên nền tảng điện toán đám mây; 75% người dùng điện thoại, thiết bị thông minh được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chính quyền điện tử, đô thị thông minh; phấn đấu trên 95% người dân trưởng thành trên địa bàn được cài đặt, sử dụng ứng dụng công dân số tỉnh Yên Bái (YenBai-S)…

Đến năm 2045, tiềm lực, trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thuộc nhóm huyện phát triển khá trong tỉnh; trung tâm huyện và thị trấn đạt chuẩn đô thị thông minh; 100% các lĩnh vực kinh tế - xã hội ứng dụng công nghệ số vào quản lý và vận hành. 

Để đạt được mục tiêu trên, thời gian tới, huyện Mù Cang Chải sẽ nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số; hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; tăng cường đầu tư, hoàn thiện hạ tầng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số; phát triển, trọng dụng nhân lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh chuyển đổi số trong hệ thống chính trị và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước; thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong doanh nghiệp…

Thu Trang

Tags Mù Cang Chải dịch vụ công trực tuyến người dân doanh nghiệp chuyển đổi số

Các tin khác
Chuyển phát hàng hoá.

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa có công văn yêu cầu các doanh nghiệp tăng cường công tác bảo đảm an toàn dữ liệu người dùng dịch vụ bưu chính.

Cán bộ phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái giải quyết thủ tục hành chính trên nền tảng số, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Những năm gần đây, Đảng bộ phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, triển khai hiệu quả các nghị quyết đề ra, trong đó, đặc biệt chú trọng vào phát triển kinh tế, chuyển đổi số (CĐS) và giảm nghèo bền vững. Những nỗ lực này đã mang lại kết quả đáng khích lệ, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của địa phương.

“Tổ CĐS cộng đồng” trong ngày ra mắt của thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên.

Sau hơn 3 năm thực hiện công tác chuyển đổi số (CĐS), huyện Văn Yên có nhiều cách làm mới sáng tạo, nổi bật là triển khai có hiệu quả các mô hình CĐS đặc trưng đã mang lại kết quả quan trọng. Kết thúc năm 2024, Văn Yên là 1 trong 17 tập thể thuộc các bộ, ngành, địa phương trong cả nước và là huyện duy nhất của tỉnh Yên Bái được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Nhân viên VNPT Yên Bái hỗ trợ người dân cài đặt ứng dụng thanh toán điện tử VNPT Pay.

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh (SXKD), bảo đảm cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ chính trị đề ra, Điện lực thành phố Yên Bái đã, đang từng bước số hóa toàn bộ lưới điện trên bản đồ, toàn bộ hồ sơ, lý lịch thiết bị, công trình xây dựng, quản trị nhân sự, công tác kế hoạch...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục