Việt Nam thúc đẩy phát triển ngành vi mạch bán dẫn
- Cập nhật: Thứ hai, 9/9/2013 | 1:30:22 PM
Từ 9-11/9, lần đầu tiên Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Hiệp hội quốc tế về thiết bị và vật liệu bán dẫn (SEMIP) và Hội công nghệ vi mạch bán dẫn Thành phố Hồ Chí Minh (HSIA) tổ chức Hội nghị cấp cao về chiến lược phát triển công nghệ bán dẫn - Vietnam Semiconductor Strategy Summit tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Phòng nghiên cứu, thiết kế vi mạch tại ICDREC, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
|
Hơn 50 lãnh đạo các doanh nghiệp, tập đoàn trong ngành vi điện tử trong nước và quốc tế có mặt tại Hội nghị để chia sẻ và thảo luận những chiến lược quan trọng, những thách thức và cơ hội cho việc đầu tư và phát triển công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam.
Với sự tham gia của lãnh đạo Thành phố cùng các nhân sự chủ chốt của SEMI và HSIA, Hội nghị mang đến cơ hội hình thành diện mạo mới cho ngành công nghiệp bán dẫn non trẻ của Việt Nam trong tương lai, trong đó Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh được nhấn mạnh như một hình mẫu thu hút đầu tư và phát triển ngành vi mạch bán dẫn của thành phố.
Theo Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, ngành công nghiệp bán dẫn đang nhận được sự quan tâm rất lớn của Chính phủ và được đưa vào sản phẩm trọng điểm quốc gia thông qua các chương trình đổi mới công nghệ và phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020.
Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp theo dự án đầu tư 1 tỷ USD cho nhà máy lắp ráp và kiểm định chip lớn nhất của tập đoàn công nghệ bán dẫn khổng lồ Intel tại Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh năm 2006, chính quyền thành phố đã thể hiện quyết tâm đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực này thông qua việc thành lập Hội HSIA vào tháng 3/2013 vừa qua và dự định đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vi mạch đầu tiên của Việt Nam, cũng tại Khu Công nghệ cao.
Thực tế trong những năm qua, Việt Nam đã có các chương trình, đề án thúc đẩy phát triển ngành vi mạch trong nước tuy kết quả mang lại chưa nhiều do thiếu chính sách thực hiện cụ thể. Do đó, Hội nghị cấp cao của ngành bán dẫn toàn cầu lần này sẽ là một cơ hội thuận lợi để thành phố cụ thể hóa chiến lược thúc đẩy phát triển ngành vi mạch bán dẫn, tiến đến mục tiêu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Khu Công nghệ cao nói riêng trở thành một địa điểm lý tưởng cho các hoạt động đầu tư, nghiên cứu, đào tạo và ươm tạo công nghệ vi mạch của Việt Nam và khu vực.
(Theo TTXVN)
Các tin khác
Google muốn mua lại Fwix với giá 35 triệu USD, nhưng chàng trai Shirazi đã từ chối thương vụ này để tự mình nắm giữ và phát triển cơ sở dữ liệu của khoảng 26 triệu doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ.
Phát biểu tại Lễ bàn giao Hệ thống vệ tinh VNREDSat-1 do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Chương trình vệ tinh quan sát trái đất và vệ tinh khoa học của Astrium (Pháp) phối hợp tổ chức ngày 4/9, tại Hà Nội, giáo sư Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ cho biết Dự án VNREDSat-1 đã đánh dấu mốc Việt Nam trong không gian
Microsoft vừa đồng ý chi hơn 7 tỷ USD để mua bộ phận thiết bị di động của Nokia và các giấy phép bản quyền sáng chế của công ty này. Nhiều thông tin cho biết, Microsoft đang "để mắt" tới BlackBerry.
Sáng nay, 4-9, tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô (Hà Nội) đã diễn ra đồng thời 4 triển lãm chuyên ngành công nghiệp kết hợp, bao gồm: Triển lãm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 5, Triển lãm Việt Nam Manufacturing Expo 2013, Triển lãm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam 2013 và Triển lãm công nghệ cao Nhật Bản.