Nhân nuôi hơn 300 thế hệ ong mắt đỏ diệt sâu hại
- Cập nhật: Thứ sáu, 29/11/2013 | 2:09:35 PM
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã nhân nuôi và bảo quản thành công hơn 300 thế hệ ong mắt đỏ ký sinh trứng, đây là loài có vai trò trong việc trong tiêu diệt trứng của một số loài sâu ngoài tự nhiên.
Quy trình nhân nuôi Ong mắt đỏ tại phòng Côn trùng học thực nghiệm.
|
Để tránh sâu hại rau, nhiều người thường dùng thuốc trừ sâu phun vào rau với tần suất cao, thời gian phân hủy chậm, khả năng lớn sẽ khiến sâu bị nhiễm độc từ thuốc hóa học trong rau. Trong khi sử dụng ong mắt đỏ, số sâu tơ sẽ bị tiêu diệt, hạn chế thuốc trừ sâu nên đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí cho người sử dụng.
Từ thực tế trên, tiến sĩ Trương Xuân Lam cùng cộng sự đã thực hiện đề tài "Nghiên cứu thành phần loài, sự phát sinh phát triển của côn trùng hại, thiên địch của chúng và một số biện pháp phòng chống sinh học sâu hại rau phục vụ sản xuất rau an toàn trong nhà lưới tại một số điểm ở Hà Nội”.
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện lưu giữ, nhân nuôi và bảo quản hơn 300 thế hệ ong mắt đỏ ký sinh trên trứng sâu hại tại Phòng Côn trùng học thực nghiệm của Viện với quy trình nhân nuôi có thể sản xuất đáp ứng đủ số lượng ong thả ra cánh đồng nhằm diệt trừ sâu hại.
Giới khoa học đã nhân quần thể ong mắt đỏ ký sinh trên trứng ngài gạo trong phòng thí nghiệm và thả ở hai khu vực Lĩnh Nam và Tiền Phong. Ong mắt đỏ gồm ba loài là Richogramma chilonis, Trichogramma japonicum và Trichogramma dendrolimi.
Theo website của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST), tại Lĩnh Nam, tổng số ong Trichogramma chilonis thả giao động 114.600-740.000 cá thể/ ha cây trồng. Kết quả, tỷ lệ trứng sâu tơ bị ong mắt đỏ ký sinh 73-83%. Tại Tiền Phong, nhóm khoa học thả hỗn hợp hai loài ong mắt đỏ Trichogramma chilonis và Trichogramma japonicum phòng trừ sâu tơ hại bắp cải với tổng số ong thả 10.250 cá thể ở khu ruộng thí nghiệm (tương đương 854.000 cá thể ong/ ha).
Kết quả cho thấy, tỷ lệ trứng sâu tơ bị ong mắt đỏ ký sinh trung bình 75%, điều này cho thấy tầm quan trọng của việc thả ong mắt đỏ giúp hạn chế số lượng lớn sâu tơ so với ruộng phun thuốc hóa học trừ sâu.
OMĐ (Trichogramma chilonis) ký sinh trứng sâu hại rau. Ảnh: VAST. |
Theo các chuyên gia, do lợi ích mang lại cho cây trồng, nên việc bảo quản và phát triển ong mắt đỏ, lưu giữ hơn 300 thế hệ ong mắt đỏ tại Phòng Côn trùng học thực nghiệm là việc làm cần thiết. Sử dụng ong mắt đỏ không giúp người dân phòng trừ sâu hại cây, nâng cao năng suất kinh tế mà còn giúp giảm ô nhiễm môi trường do hạn chế thấp nhất việc sử dụng thuốc trừ sâu.
(Theo VnExpress)
Các tin khác
Lenovo vừa mới ra mắt thị trường Việt Nam loạt thiết bị lưu trữ mạng của hãng với giá cả hợp lý, giúp bảo vệ, quản lý và chia sẻ thông tin quan trọng một cách hiệu quả.
Ngày 26/11, công ty An ninh mạng Bkav đã cho ra mắt loạt sản phẩm an ninh mạng 2014. Tập trung vào lĩnh vực bảo mật cho tài khoản, thông tin giao dịch tiền tệ, đây là lần đầu tiên Bkav ra mắt phiên bản miễn phí cho người dùng song song cùng lúc với bản thương mại.
Sáng 26.11, tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) Tổng cục Môi trường (thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường) phối hợp với huyện Lý Sơn tổ chức lễ khởi công xây dựng mô hình quản lý tổng hợp xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho các đảo, áp dụng thí điểm cho huyện đảo Lý Sơn. Đây là dự án xử lý chất thải rắn đầu tiên của cả nước được xây dựng trên đảo.
Không lâu sau khi tuyên bố bán ra mẫu đồng hồ thông minh đầu tiên của mình là chiếc Toq vào tháng 12 tới, hiện tại Qualcomm đã bắt đầu cho người dùng đặt mua trước sản phẩm này.