Công nghệ làm áo không bẩn

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/12/2013 | 1:58:39 PM

Một sinh viên Mỹ mới đây giới thiệu loại áo trơn mới không bị dính bẩn, cho dù bị đổ nước, soda hay thậm chí cả nước sốt cà chua.

So sánh áo thường và áo Silic khi bị đổ nước màu.
So sánh áo thường và áo Silic khi bị đổ nước màu.

Theo Oddity Central, chiếc áo chống bẩn được làm từ công nghệ nano, bằng một loại vật liệu chứa các phân tử silica không thấm nước liên kết với các sợi vải.

Mặc dù được làm từ chất liệu đặc biệt, nhưng chiếc áo Silic không tạo cảm giác khác biệt cho người mặc so với những chiếc áo bình thường, Aamir Patel, một sinh viên ở San Francisco, tác giả chiếc áo, cho biết.

Khi thiết kế chiếc áo đầu tiên, Patel chỉ phun hóa chất chống bẩn lên chiếc áo, nhưng anh nhận ra nó sẽ mất tác dụng chỉ sau một lần giặt. Sau nhiều lần thử nghiệm không thành công, Patel đã tạo ra loại sợi vải chống bẩn, không những kéo dài thời gian sử dụng chiếc áo, mà còn không gây kích ứng da.

Theo Patel, các phân tử lỏng sẽ không thể tiếp xúc với sợi vải, mà biến thành dạng hình cầu 150 độ và trôi xuống, thay vì bám lên áo, nhờ đó chiếc áo sẽ không bị dính bẩn.

Áo Silic có thể sử dụng sau 80 lần giặt, tương đương với khoảng hai năm sử dụng. Tuy nhiên để đảm bảo độ bền của chiếc áo, Patel cho biết người sử dụng không nên dùng nước xả vải, nước tẩy trắng hoặc giặt chung với những loại quần áo có màu. Sau mỗi lần giặt, chiếc áo cần được sấy khô ở mức nhiệt thấp để kích hoạt công dụng chống bẩn.

Chiếc áo không bẩn dự kiến được bán từ tháng 5 năm tới, với mức giá khoảng 50 USD và có hai màu đen, trắng.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Các nhân viên của TEPCO tại khu vực nhà máy hạt nhân bị rò rỉ.

Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) ngày 23/12 cho biết khoảng 1,6 tấn nước nhiễm xạ ở các đường hào quanh bể chứa nước tại nhà máy hạt nhân Fukushima đã bị thấm xuống lòng đất.

Ảnh minh họa.

Tối 23/12, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ kỷ niệm 10 năm Giải thưởng Quả Cầu Vàng và trao giải thưởng Quả Cầu Vàng, Phần thưởng Nữ sinh viên công nghệ thông tin tiêu biểu năm 2013.

Trái tim nhân tạo toàn phần đầu tiên đã được ghép tại Paris (Pháp) do e-kip phẫu thuật viên của Bệnh viện Georges-Pompidou thực hiện.

Hình ảnh mô phỏng khủng long Acheroraptor Temertyorum đang bắt mồi

Các nhà khoa học Canada cho biết họ vừa phát hiện một loài khủng long ăn thịt sống cách đây hơn 60 triệu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục