Khoa học và công nghệ khẳng định vai trò then chốt trong phát triển kinh tế nông nghiệp Yên Bái
- Cập nhật: Thứ tư, 25/11/2015 | 2:44:32 PM
YBĐT - Việc ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất, chế biến đã đưa giá trị sản phẩm được tạo ra trên một đơn vị diện tích canh tác tăng đáng kể.
Chăn nuôi lợn tại Trung tâm Sản xuất Công nghệ cao Hòa Bình Minh.
|
Nhìn vào hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh Yên Bái những năm gần đây, dễ nhận thấy bước phát triển nhảy vọt về sản lượng, năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa. Thành công này là nhờ khoa học và công nghệ đã phát huy tốt vai trò then chốt.
Từ một tỉnh vốn là địa bàn trọng điểm về cứu đói giáp hạt của cả nước, trong đó có huyện vùng cao Mù cang Chải và Trạm Tấu, tỷ lệ hộ đói nghèo chiếm gần như tuyệt đối, thế nhưng Yên Bái đã nỗ lực vươn lên từng bước ổn định và chủ động về an ninh lương thực.
Việc ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất, chế biến đã đưa giá trị sản phẩm được tạo ra trên một đơn vị diện tích canh tác tăng đáng kể. Theo đó, trình độ sản xuất và kỹ thuật chăn nuôi của người dân, nhất là đồng bào vùng cao, vùng dân tộc ít người đã được nâng cao một bước.
Trên địa bàn tỉnh hiện đã hình thành rõ nét một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao 2.500 ha, vùng ngô 15.000 ha, trong đó diện tích được chuyển đổi từ đất trồng lúa nương kém hiệu quả sang trồng ngô trên 3.000 ha; vùng chè 11.000 ha, vùng sắn cao sản 15.000 ha, tre măng Bát Độ trên 3.500 ha, quế trên 33.000 ha, vùng cây nguyên liệu giấy trên 60.000 ha...
Lĩnh vực chăn nuôi có bước chuyển biến mạnh, đàn gia súc chính hàng năm tăng bình quân 1,5% (khoảng 9.000 con), mỗi năm tăng gần 2.000 tấn thịt hơi xuất chuồng các loại. Sản lượng nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản năm 2015 đạt trên 6.500 tấn, tăng 1,15 lần so với năm 2010.
Yên Bái đã khôi phục và phát triển vùng lúa nếp Tan xã Tú Lệ, vùng cam thị trấn Nông trường Trần Phú, chè Suối Giàng kết hợp với tuyên truyền, quảng bá, tạo dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý... Từ đó, tập trung xây dựng thị trường tiêu thụ; đầu tư, hỗ trợ những sản phẩm thế mạnh, có ưu thế và khả năng cạnh tranh. Đến nay, đã có trên 60 cơ sở, nhóm hộ được hỗ trợ cấp giấy chứng nhận VietGAP trên chè búp tươi…
Đặc biệt, Nghị quyết chuyên đề về phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hóa giai đoạn 2014 - 2020 của Tỉnh ủy, đã tạo nền tảng quan trọng cho phát triển bền vững các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, tập trung phát huy hiệu quả theo chuỗi giá trị; mở rộng vùng sản xuất các cây trồng, vật nuôi có tiềm năng, lợi thế vùng phù hợp với nhu cầu thị trường gắn với xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.
Mục tiêu giai đoạn 2015 - 2020, lĩnh vực nông nghiệp tập trung phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung trên cơ sở phát huy lợi thế của từng vùng như: vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao với diện tích khoảng 2.500 ha; vùng cây ăn quả đặc sản có múi quy mô khoảng 450 ha và trồng mới, cải tạo 500 ha nhãn bằng giống nhãn ghép, chuyển đổi khoảng 500 ha đất màu bãi ven sông Hồng để trồng cây ăn quả an toàn, sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật để xuất khẩu (chuối tiêu hồng...).
Tỉnh sẽ tập trung nâng cao năng suất, chất lượng chè nguyên liệu theo hướng tiêu chuẩn VietGAP. Phấn đấu đến năm 2020, sản lượng chè búp tươi đạt trên 100.000 tấn. Đẩy mạnh phát triển đại gia súc, phấn đấu đến năm 2020 sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt 43.500 tấn; ứng dụng công nghệ, áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến trong việc nhân giống, chăm sóc để nhân rộng và phổ biến nuôi trồng các loại thủy đặc sản có giá trị cao.
Cùng đó là tập trung phát triển kinh doanh rừng sản xuất theo hướng ứng dụng tiến bộ về giống để tăng sản lượng và giá trị nguyên liệu gỗ phục vụ cho chế biến và xuất khẩu; phát triển vùng quế với quy mô 35.000 ha; vùng tre măng Bát Độ tập trung với quy mô trên 6.500 ha; mở rộng vùng sản xuất cây sơn tra dưới tán rừng phòng hộ theo hướng tập trung, quy mô trên 3.000 ha tại huyện Mù Cang Chải và huyện Trạm Tấu…
Những mục tiêu trên, đặt trọng trách và nhiệm vụ nặng nề đối với hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn, nhằm từng bước nâng cao hàm lượng tri thức cũng như giá trị kinh tế đối với các sản phẩm nông nghiệp địa phương; nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực và cả nền kinh tế trên địa bàn tỉnh, nhất là việc ứng dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ thích hợp cho khu vực nông thôn, đặc biệt là công nghệ sinh học, giống mới vào lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp; tăng cường năng lực ứng dụng, phát triển công nghệ, làm chủ công nghệ tiên tiến, hiện đại của các doanh nghiệp.
Minh Thúy
Các tin khác
Lần đầu tiên Bệnh viện Trung ương Huế đã thực hiện thành công ca mổ nội soi ung thư dạ dày bằng kỹ thuật 3D. Ca mổ diễn ra từ 10 giờ và kết thúc lúc 11 giờ ngày 24/11.
Tập đoàn Kyocera của Nhật Bản đã và đang tập trung nguồn lực để khai thác công nghệ điện mặt trời nổi trên mặt nước, tận dụng hết ưu thế và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong việc ứng dụng công nghệ điện mặt trời.
Ngày 18/11, Bộ Y tế Nga cho biết qua thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một, 3 loại vaccine ngừa virus Hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS) đã chứng tỏ được tính chất an toàn, dù chưa có số liệu về hiệu quả của vaccine.
Khuôn mặt bị cháy hết trong khi chữa lửa của một lính cứu hỏa tình nguyện ở Mississippi, Mỹ, đã được tái sinh sau ca ghép mặt đắt nhất thế giới tại Bệnh viện Langone, Đại học New York (NYU).