Tìm ra vi khuẩn phân hủy vật liệu nhựa
- Cập nhật: Chủ nhật, 13/3/2016 | 7:49:06 AM
Các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra một loại vi khuẩn có khả năng phân hủy vật liệu nhựa, mở ra hướng giải quyết vấn nạn rác thải nhựa hiện nay.
Ảnh minh họa
|
Thông tin về loại vi khuẩn này vừa được công bố trên tạp chí Science hôm nay, 11/3. Loại vi khuẩn có tên Ideonella, có khả năng phân hủy một trong những loại nhựa phổ biến nhất là Polyethylene terephthalate (PET). Đây là loại nhựa thường được dùng trong sản xuất nước đóng chai, mỹ phẩm và đồ dùng gia đình.
Từ lâu, các nhà khoa học đã tìm kiếm một loại tác nhân sinh học có khả năng phân hủy hiệu quả loại vật liệu có cấu trúc dạng tinh thể như nhựa PET. Tuy nhiên, tới nay họ mới chỉ tìm ra một số loại nấm có thể phân hủy một phần loại nhựa này. Loại vi khuẩn do các nhà khoa học Nhật Bản tìm ra là loại có khả năng tạo ra enzyme phân hủy nhựa PET chưa từng thấy.
Phát hiện trên là một tin vui trong vấn đề bảo vệ môi trường. Theo hãng ABC, mỗi năm có hơn 45 triệu tấn nhựa PET được tạo ra, chỉ một lượng rất nhỏ trong đó qua tái chế, phần lớn còn lại sẽ kết thúc ở bãi rác hoặc bị vứt xuống nước.
Còn nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thì chỉ ra rằng, gần 1/3 số rác thải nhựa đã không được thu gom mà bị xả ra môi trường.
(Theo Chinhphu.vn)
Các tin khác
Các nhà khoa học Pháp cảnh báo virus Zika có thể gây ra chứng nhiễm trùng não nghiêm trọng ở người trưởng thành. Trước đó, có nhiều bằng chứng cho thấy loại virus truyền qua muỗi này có liên quan tới bệnh teo não ở trẻ sơ sinh, còn gọi là dị tật đầu nhỏ.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo vi rút Zika đang lây truyền qua đường tình dục phổ biến hơn các nhà khoa học nghĩ trước đây.
Chiều 6/3, ông Lâm Thành Hiển - Hiệu phó trường Đại học Lạc Hồng (Đồng Nai) - cho biết đội thi LH-Gold Energy của trường đã đoạt giải nhất cuộc thi Chế tạo xe tiết kiệm nhiên liệu châu Á lần thứ 7 (Shell Eco Marthon Asia) thể loại mô hình đô thị, vừa kết thúc tại thủ đô Manila, Philipines.
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu cấp cao Cinvestav, bang Coahuila, Mexico cho biết đã sản xuất thành công một loại xi măng bằng cách tái sinh thủy tinh và rác thải.