Kỹ thuật phòng và trị bệnh nấm phổi ở gà
- Cập nhật: Thứ năm, 7/4/2016 | 3:02:12 PM
YBĐT - Nấm phổi ở gà là căn bệnh phổ biến thường xảy ra ở gà. Sau đây là kỹ thuật chăm sóc gà khi bị mắc bệnh.
1. Đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh
Bệnh do nấm Aspergillus fumigafus, Afavus, Anigen gây bệnh ở phổi của gà và các loại gia cầm hay còn gọi là bệnh nấm phổi ở gà. Bệnh thường xảy ra ở gà con từ 1 - 20 ngày tuổi.
2. Triệu chứng
- Gà khó thở, thở nhanh, thở hổn hển, vươn đầu dài há mồm ra để thở. Gà giảm ăn, chậm lớn tiêu chảy, thường đứng riêng hay nằm một chỗ, mệt mỏi, thường ngủ lịm. Gà có biểu hiện thần kinh, viêm kết mạc hoặc 2 mắt sưng phồng, nước mắt chảy ngày càng nhiều 1 mắt hoặc cả 2 mắt, mi mắt đóng lại dẫn đến mù, gầy và chết.
- Gà hen khẹc, đứng thành từng đám kêu chíp chíp, đuổi theo nhau chạy vòng tròn quanh chuồng, lông gà rụng nhiều, khi cầm tay vào dễ rụng từng mảng. Trước khi chết, có các cơn động kinh do trúng độc như: té xuống, ưỡn cong người, liệt… Gà bắt đầu chết từ ngày tuổi thứ 5 và đỉnh điểm chết vào lúc 15 ngày tuổi.
3. Bệnh tích
- Ở phổi có những hạt màu vàng hoặc trắng xám tròn giống như hạt lao, kích thước to nhỏ khác nhau, bằng đinh gim cho tới 4 mm, màu vàng nhạt đồng nhất, đôi khi có cả ở mô não hoặc túi Fabricius, ổ bụng.
- Các hạt này có thể thấy trong túi khí ở ngực, bụng và đôi khi ở các cơ quan nội tạng.
- Ở mắt: kết mạc bị viêm, giác mạc bị loét và có chất bã đậu trong túi kết mạc.
4. Phòng và trị bệnh
* Phòng bệnh
- Cần giữ cho chuồng trại, đệm lót luôn sạch sẽ, khô ráo, thường xuyên thay trấu đệm lót chuồng, sát trùng chuồng trại; không cho gà ăn thức ăn để lâu ngày, ẩm mốc, ôi thiu, quá hạn sử dụng và không rõ nguồn gốc.
- Vệ sinh lò ấp nghiêm ngặt, hạn chế tối đa để thức ăn và nước rơi xuống chuồng làm ẩm ướt môi trường chuồng nuôi.
- Phun các thuốc sát trùng và diệt nấm ở chuồng trại, máng ăn, máng uống, lò ấp bằng dung dịch formol 2 - 3%, sulfat đồng (CuSO4) 1%.
- Trộn thuốc kháng sinh tổng hợp vào thức ăn kết hợp với cho uống điện giải Gluco-c- điện giải k-c-TD… để phòng bệnh và tăng sức kháng cho gà.
* Trị bệnh
- Bệnh khi đã phát ra triệu chứng thì điều trị ít có kết quả. Tuy nhiên, bà con có thể dùng một trong những thuốc sau để điều trị hạn chế thiệt hại do nấm.
+ Quixalus: trộn 1g/kg thức ăn; cho ăn liên tục 7 - 10 ngày.
+ Propionis axit: trộn 0,5 - 1,5 g/kg thức ăn.
+ Gentian violet: trộn 0,5 - 1,5 g/kg thức ăn.
+ Thiabendazone: trộn 0,1 g/kg thức ăn.
Liệu trình dùng thuốc trên từ 5 - 10 ngày liên tiếp kể từ khi có triệu chứng bệnh. Trong khi điều trị nên phối hợp với vitamin C và đường glucoza pha nước uống để giải độc.
- Hoặc sử dụng một trong các phác đồ điều trị như sau:
+ Phác đồ 1: sử dụng Flo-Doxy1g/2lít nước tương đương 1 g/12 - 15kg thể trọng kết hợp với Esb3-Chlotetra 1 g/2 - 2,5 lít nước tương đương 1 g/7 - 12 kg thể trọng kết hợp với dùng điện giải Gluco-k-c.TD 2 g/lít nước cho uống; dùng liên tục trong 3 - 5 ngày.
+ Phác đồ 2: sử dụng Dimethocin 1g/2lít nước tương đương 1 g/6 - 8 kg thể trọng kết hợp với Bitol-vit 1 - 2g/lít; dùng liên tục trong 3 - 5 ngày.
+ Phác đồ 3: sử dụng Mr.Trần 1 g/2 - 2,5lít nước tương đương 1 g/7 - 12 kg thể trọng kết hợp với Doxy-colis 1 g/2lít nước tương đương 1g/8 - 10 kg thể trọng kết hợp với dùng điện giải Gluco-k-c.TD 2 g/lít nước cho uống; dùng liên tục trong 3 - 5 ngày.
Ngô Đăng Sỹ (Trung tâm Khuyến nông tỉnh)
Các tin khác
Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) vừa chính thức trở thành thành viên thứ 17 của Liên minh Công nghệ thông tin và viễn thông châu Á - Thái Bình Dương APICTA (Asia Pacific ICT Alliance).
YBĐT - Hiện nay, lúa xuân trên địa bàn toàn tỉnh đang ở giai đoạn đẻ nhánh - đẻ nhánh rộ. Thời tiết rất thuận lợi cho một số đối tượng sâu, bệnh phát sinh gây hại trên cây lúa, nhất là bệnh đạo ôn. Nhằm hạn chế sự gây hại của sâu, bệnh cũng như bảo đảm năng suất và sản lượng lúa vụ xuân 2016, bà con nông dân cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh chính như sau:
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nội dung dự thảo Hiệp định vay giữa Chính phủ nước ta và Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) cho Dự án “Lưới điện thông minh – Hiệu quả trong truyền tải (giai đoạn 1)” trị giá 65 triệu Euro.
Ngày 4/4, Tập đoàn dược phẩm Sanofi của Pháp đã lần đầu tiên đưa vào sử dụng vaccine phòng sốt xuất huyết Dengvaxia trong chiến dịch tiêm chủng mở rộng tại Philippines.