Cáp quang Liên Á lại lỗi, Internet ra nước ngoài vẫn chậm

  • Cập nhật: Thứ sáu, 3/3/2017 | 2:18:35 PM

Tuyến cáp quang biển Liên Á (IA) tiếp tục xuất hiện lỗi mới, khiến thời gian sửa chữa kéo dài và chưa xác định được ngày hoàn thành.

Cáp quang biển được sửa thế nào.
Cáp quang biển được sửa thế nào.

Theo thông tin từ một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam, hệ thống cáp quang biển Liên Á phân đoạn Singapore xuất hiện lỗi mới trên nhánh cáp S1. Vì thế, thời gian sửa chữa sẽ lùi lại và hiện đơn vị vận hành chưa công bố thời điểm thông tuyến trở lại.

Cáp quang biển Liên Á gặp sự cố ngày 10/1 và đã khắc phục trong hôm đó. Tuy nhiên đến 11/1, tuyến này lại xuất hiện lỗi gây sụt nguồn tại vị trí gần Singapore và dự kiến sửa xong ngày 25/2. Nhưng các sự cố khác liên tiếp được phát hiện, khiến việc sửa chữa kéo dài đến 1/3, rồi lùi đến 4/3 và hiện chưa xác định ngày sửa xong.

Một số người dùng cho biết sự cố liên tiếp với hệ thống cáp quang biển khiến việc truy cập Internet từ Việt Nam đi quốc tế gặp nhiều khó khăn. "Trước đây mạng thường chậm vào buổi tối có thể do nhiều người cùng truy cập, nhưng thời gian này mạng chập chờn bất kể khi nào", Hồng Anh, nhân viên kế toán ở Hà Nội, chia sẻ.

"Việc sửa cáp quang lần này khá lâu, bị cả trên AAG và Liên Á, nên công việc của tôi ảnh hưởng khá nhiều", anh Trương Minh Đức làm việc trong mảng nội dung YouTube, phàn nàn. "Tốc độ truy cập tới các trang trong nước vẫn tốt, nhưng việc vào website hay máy chủ ảo (VPS) ở nước ngoài khá ì ạch, nhất là thời điểm tối".

Được đưa vào vận hành cuối năm 2009, tuyến cáp quang biển Liên Á có tổng chiều dài 6.800 km, kết nối Việt Nam, Singapore, Philippines, Hong Kong và Nhật Bản. Hệ thống này có tốc độ truyền dữ liệu thiết kế lên đến 3,84 Tb/giây.

Trong năm 2017, tuyến cáp quang khác là Asia America Gateway - AAG cũng gặp sự cố hai lần, gần đây nhất vào 19/2. Dự kiến đến 27/3, hệ thống mới được khắc phục, đưa Internet đi quốc tế qua kênh này trở lại bình thường.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Bệnh nhân nhiễm virus H7N9 được điều trị tại một bệnh viện ở Vũ Hán, Hồ Bắc (Trung Quốc) ngày 12/2.

Ngày 1/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định nguy cơ lây lan chủng cúm gia cầm H7N9 giữa người và người ở Trung Quốc là thấp, nhưng với số lượng người nhiễm bệnh không ngừng tăng, WHO khuyến cáo lực lượng chức năng cần giám sát chặt chẽ đề phòng diễn biến phức tạp của dịch bệnh này.

Hệ thống robot phẫu thuật Mako và Rosa được Bệnh viện Bạch Mai ứng dụng là hệ thống robot hiện đại nhất hiện nay.

Sáng 1/3, Bệnh viện (BV) Bạch Mai chính thức đưa vào sử dụng hệ thống robot trong phẫu thuật khớp gối và thần kinh. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam ứng dụng robot trong phẫu thuật thần kinh, sọ não cho bệnh nhân.

Dịch cúm chết người hàng loạt H7N9 đang biến đổi độc lực cao ở gia cầm tại Trung Quốc.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa có thông báo chính thức về một số thay đổi độc lực của vi rút cúm A (H7N9) ở gia cầm.

Ảnh minh họa.

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 27/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố một danh sách 12 nhóm vi khuẩn mà thế giới phải cấp thiết phát triển các loại thuốc kháng sinh mới để đối phó, vì nguy cơ những vi khuẩn này chống lại các phương pháp điều trị hiện nay là rất đáng lo ngại. Nhóm vi khuẩn nguy hiểm nhất bao gồm các vi khuẩn đa kháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục