Đột phá mới trong việc điều trị bệnh hồng cầu hình liềm

  • Cập nhật: Thứ năm, 9/3/2017 | 9:00:43 AM

Theo nhật báo Les Echos (Tiếng vang) của Pháp, giới y học vừa ghi nhận thành công đầu tiên trong trị liệu gene chống bệnh hồng cầu hình liềm – một dạng rối loạn máu di truyền do đột biến gene.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thành công trên được đánh dấu bằng sự kiện một nhóm y bác s​ỹ đã chữa trị căn bệnh này cho một cậu bé 15 tuổi người Antilles (vùng lãnh thổ tự trị thuộc Hà Lan, nằm ở vùng biển Caribe), và hiện sức khỏe của bệnh nhân phục hồi gần như bình thường.

Ông Stanislas Lyonnet, Tổng Giám đốc Viện Institut Imagine chuyên nghiên cứu và trị liệu các bệnh di truyền hàng đầu của châu Âu, nhấn mạnh việc đạt kết quả tích cực nói trên được xem như “một bước ngoặt” trong lĩnh vực trị liệu gene chống bệnh hồng cầu hình liềm.

Theo thống kê, hiện có khoảng 7% dân số thế giới (tương đương 520 triệu người) mắc bệnh hồng cầu hình liềm. Bệnh xảy ra khi một người thừa hưởng cả 2 bản mẫu ADN bất thường của huyết sắc tố hemoglobin (thành phần chủ yếu cấu tạo nên hồng cầu và giữ nhiệm vụ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể), một từ cha và một từ mẹ.

Sự bất thường của huyết sắc tố này khiến các tế bào hồng cầu, thay vì có cấu trúc tròn và dẹt giống hình đĩa, sẽ có nguy cơ mang hình dạng bất thường, cứng và trông giống hình lưỡi liềm trong điều kiện nhất định. Căn bệnh này dẫn tới một số vấn đề sức khỏe cấp và mãn tính, như nhiễm trùng nặng và các cơn đau trầm trọng (hay còn gọi “cơn hồng cầu hình liềm”), thậm chí kéo theo nguy cơ tử vong cao. Bệnh xuất hiện tại nhiều vùng ở châu Phi và Nam Á, song cho đến nay, chưa có cách nào chữa khỏi.

Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thậm chí còn tuyên bố việc điều trị căn bệnh này là vấn đề y tế ưu tiên của toàn thế giới.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Thuốc chống ung thư da mới có tên Heberferon do Cuba sản xuất.

Ngày 3/3, Bộ Y tế Cuba thông báo đã bắt đầu đưa vào sử dụng loại thuốc chống ung thư da mới có tên Heberferon do nước này sản xuất, điều trị cho 800 bệnh nhân trên cả nước.

Cáp quang biển được sửa thế nào.

Tuyến cáp quang biển Liên Á (IA) tiếp tục xuất hiện lỗi mới, khiến thời gian sửa chữa kéo dài và chưa xác định được ngày hoàn thành.

Bệnh nhân nhiễm virus H7N9 được điều trị tại một bệnh viện ở Vũ Hán, Hồ Bắc (Trung Quốc) ngày 12/2.

Ngày 1/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định nguy cơ lây lan chủng cúm gia cầm H7N9 giữa người và người ở Trung Quốc là thấp, nhưng với số lượng người nhiễm bệnh không ngừng tăng, WHO khuyến cáo lực lượng chức năng cần giám sát chặt chẽ đề phòng diễn biến phức tạp của dịch bệnh này.

Hệ thống robot phẫu thuật Mako và Rosa được Bệnh viện Bạch Mai ứng dụng là hệ thống robot hiện đại nhất hiện nay.

Sáng 1/3, Bệnh viện (BV) Bạch Mai chính thức đưa vào sử dụng hệ thống robot trong phẫu thuật khớp gối và thần kinh. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam ứng dụng robot trong phẫu thuật thần kinh, sọ não cho bệnh nhân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục