Chàng trai chế cánh tay robot đoạt giải ba tại Mỹ

  • Cập nhật: Thứ bảy, 20/5/2017 | 9:11:02 AM

Theo thông tin trực tiếp từ lễ trao giải Cuộc thi Khoa học kỹ thuật Quốc tế 2017 (Intel ISEF) tổ chức tại Mỹ, Phạm Huy (học sinh lớp 11A3, Trường THPT thị xã Quảng Trị, Quảng Trị) đã đoạn giải ba của cuộc thi này với sản phẩm cánh tay robot dành cho người khuyết tật.

Phạm Huy chia sẻ niềm vui về giải thưởng với bạn bè.
Phạm Huy chia sẻ niềm vui về giải thưởng với bạn bè.

Bên cạnh đó, Huy còn được nhận một giải thưởng phụ khác là giải ba do Viện Kỹ nghệ và Điện tử Quốc tế trao tặng.

Giải thưởng của Huy cũng là giải thưởng cao nhất của đoàn Việt Nam tham dự kỳ thi.

Cuộc thi năm nay đoàn Việt Nam tham dự với 8 sản phẩm. Ngoài giải ba, còn có 4 giải tư. Bên cạnh đó, 3 công trình còn nhận được 4 giải phụ do các quỹ và công ty công nghệ trao tặng.

Cuộc thi năm nay có 1.403 công trình tham gia, do hơn 1.700 học sinh của 78 quốc gia thực hiện.

Sản phẩm cánh tay robot của Huy là một trong 5 dự án giành giải Nhất tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia khu vực phía Bắc năm 2017, được Bộ Giáo dục- Đào tạo cử đại diện Việt Nam dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế (Intel ISEF 2017) tại California, Mỹ.

Phạm Huy đã 2 lần bị từ chối cấp visa sang Mỹ để dự kỳ thi này. Sau khi báo Tuổi Trẻ và các tờ báo khác lên tiếng, Huy được phỏng vấn lần 3 và kịp đến tham dự cuộc thi sau đoàn Việt Nam 2 ngày.

Năm Huy đang học lớp 8, ý tưởng thiết kế cánh tay robot bắt đầu xuất hiện. Em mò mẫm tìm hiểu và nhờ lượng kiến thức trên internet, Huy bắt đầu hình dung chế tạo cánh tay robot điều khiển từ bộ cảm ứng lắp đặt ở giày và cổ chân người khuyết tật.

Việc điều khiển này do các ngón chân điều khiển bốn nút ở đầu mũi giày, tương ứng với cử động co duỗi 5 ngón tay. Cảm ứng chuyển động và cảm ứng nghiêng lắp ở cổ chân điều khiển cánh tay co duỗi, xoay các hướng. Sản phẩm có thể thiết kế cho người mất hoàn toàn hay một phần cánh tay.

Cánh tay có thể cầm nắm được vật nhẹ như thìa nhôm, ly nước, nâng tạ co duỗi nặng 2 kg, xách được vật nặng 11 kg. Quá trình hoàn thiện sản phẩm, Huy nhờ một người khuyết tật sử dụng thử và nhận được đánh giá tích cực.

Năm lớp 10, sản phẩm đầu tay của Huy dự cuộc thi của cộng đồng thiết kế trên mạng Internet và giành giải khuyến khích. Một năm sau, em cải tiến sản phẩm, trình bày ý tưởng với nhà trường và dự các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp tỉnh, cấp quốc gia.

(Theo VietNamNet)

Các tin khác

Ngày Khoa học và Công nghệ (KH-CN) 18-5, Bộ KH-CN đã tổ chức lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017. Tham dự sự kiện có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam. Giải thưởng năm nay được trao cho hai nhà khoa học là Phó giáo sư, tiến sĩ (PGS.TS) Nguyễn Sum, Trường Đại học Quy Nhơn (lĩnh vực toán học) và Giáo sư, tiến sĩ (GS.TS) Phan Thanh Sơn Nam, Trường Đại học Bách khoa, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh (lĩnh vực hóa học).

Đơn bào Entamoeba histolytica.

Sau 20 năm nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học thuộc trường Đại học tự trị Aguascalientes Mexico (UAA) đã điều chế thành công một loại vắcxin tái tổ hợp có khả năng tăng cường hệ miễn dịch đối với đơn bào Entomoeba histolytica, tác nhân gây bệnh do amip.

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5/2017 Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tặng Bằng khen cho các cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác khoa học và công nghệ của tỉnh.  (Ảnh: Nguyễn Giang)

YBĐT - Khoa học và công nghệ (KH&CN) ngày càng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời khẳng định vai trò là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá; KH&CN đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả trong lao động, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa cho xã hội.

Thành viên Câu lạc bộ các nhà khoa học Việt Nam ở Queensland chụp ảnh chung tại buổi ra mắt.

Lễ ra mắt Câu lạc bộ các nhà khoa học Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại bang Queensland đã diễn ra ở thành phố Brisbane, Australia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục