Văn Chấn giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo

  • Cập nhật: Thứ ba, 6/5/2025 | 1:52:04 PM

YênBái - Trước đây, gia đình anh Lò Văn Thủy, dân tộc Thái ở thôn Nà La, xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn là hộ nghèo nhiều năm. Năm 2023, anh được hỗ trợ 1 trâu nái sinh sản thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Đồng bào dân tộc thiểu số xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn được hỗ trợ trâu, bò từ chương trình mục tiêu quốc gia đã đầu tư chăn nuôi bán chăn thả theo hướng hàng hóa.
Đồng bào dân tộc thiểu số xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn được hỗ trợ trâu, bò từ chương trình mục tiêu quốc gia đã đầu tư chăn nuôi bán chăn thả theo hướng hàng hóa.


Được cán bộ xã hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, sẵn có diện tích soi bãi, anh Thủy trồng thêm cỏ, ngô sinh khối làm thức ăn cho trâu và đã có thêm 3 con trâu mới. Cuối năm 2024, anh bán 1 con trâu lấy tiền mua sắm đồ dùng sinh hoạt gia đình và mua thêm gia cầm về nuôi. 

Anh Thủy chia sẻ: "Nếu chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng thì cuộc sống rất khó khăn nên nhờ được hỗ trợ, tôi có động lực để vươn lên thoát nghèo. Cuộc sống tuy chưa khá giả lắm nhưng tôi phấn đấu đến cuối năm 2025 sẽ ra khỏi danh sách hộ nghèo để nhường lại sự hỗ trợ của Nhà nước cho các hộ khác còn khó khăn hơn”. 

Sơn Lương là xã vùng 2, có trên 80% dân số là đồng bào DTTS. Nhận thức rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn với giải quyết việc làm, cấp ủy, chính quyền xã nỗ lực triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ đồng bào phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. 

Ông Lò Văn Dương - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Lương cho biết: "Hàng năm, cấp ủy, chính quyền đều ban hành kế hoạch, mục tiêu giảm nghèo để giao nhiệm vụ cho các thôn, bản; phân công các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ xã phụ trách từng thôn tiến hành khảo sát, đánh giá điều kiện của từng gia đình để triển khai các chính sách, chế độ hỗ trợ của Nhà nước sát với thực tế. Cùng với đó, xã đẩy mạnh phong trào phát triển chăn nuôi, đào tạo nghề, hỗ trợ máy móc, nông cụ giúp người dân vươn lên thoát nghèo”.

Từ các chương trình, dự án hỗ trợ của Nhà nước, sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền, đời sống người dân địa phương ngày càng nâng cao. Dự ước hết năm 2025, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt trên 43 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 5%. 

Huyện Văn Chấn có 18 dân tộc sinh sống, trong đó đồng bào DTTS chiếm trên 65%. Để thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, hàng năm, huyện chỉ đạo các cấp, các ngành, đoàn thể phối hợp với chính quyền các địa phương đẩy mạnh triển khai các dự án, chính sách, các chương trình mục tiêu quốc gia giúp đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo. 

Trong năm 2024, huyện đã đầu tư 30 công trình với tổng nguồn vốn gần 57 tỷ đồng; hỗ trợ làm nhà ở cho 110 hộ, tổng kinh phí 5,5 tỷ đồng; hỗ trợ mua máy móc chuyển đổi nghề cho gần 200 hộ thiếu đất sản xuất có nhu cầu chuyển đổi nghề; hỗ trợ cấp bồn Inox chứa nước sinh hoạt cho 653 hộ nghèo DTTS và người sinh sống tại địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn về nước sinh hoạt với tổng kinh phí trên 3,2 tỷ đồng; hỗ trợ trên 430 hộ mua trâu, bò cái sinh sản; duy tu, sửa chữa 24 công trình sau đầu tư với tổng kinh phí trên 5,1 tỷ đồng; hỗ trợ mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học, sinh hoạt cho 12 trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn và mở 3 lớp xóa mù chữ cho 105 học viên là người dân vùng đồng bào DTTS với tổng kinh phí trên 12 tỷ đồng; tổ chức 26 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho trên 800 học viên là lao động nông thôn sinh sống tại các xã vùng đồng bào DTTS với tổng kinh phí gần 1,6 tỷ đồng; phân bổ gần 13 tỷ đồng nguồn vốn sự nghiệp của Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo để thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng, phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững, gia hạn, bổ sung thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng người DTTS và người đang sinh sống tại các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn... Nhờ đó, năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn 6,31%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 3,9%. 

Bà Lò Thị Thúy Nga - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn chia sẻ: "Hàng năm, UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị, các địa phương rà soát đối tượng DTTS khó khăn để điều chỉnh các dự án, chính sách hỗ trợ sinh kế kịp thời. Trong đó, huyện chú trọng các điều kiện sinh kế như vốn vay, nhà ở, đất sản xuất, thẻ bảo hiểm y tế và các công cụ hỗ trợ sản xuất phù hợp với nhu cầu thực tế để đồng bào vươn lên phát triển kinh tế, ổn định đời sống, từng bước thoát nghèo”.

Việc thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư cho vùng đồng bào DTTS thời gian qua đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Văn Chấn. Đồng bào DTTS Văn Chấn ngày càng yên tâm, ổn định và phát triển sản xuất, không du canh du cư, không tảo hôn, không kết hôn cận huyết thống, không xuất khẩu lao động trái phép đã góp phần bảo vệ tài nguyên, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh.

Thanh Tân

Tags Văn Chấn Sơn Lương

Các tin khác
Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công xây dựng Nhà tình nghĩa tại xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái.

Không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Yên Bái đang triển khai mạnh mẽ và hiệu quả chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và người có công với cách mạng. Với sự quyết liệt trong chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, cùng sự chung tay đóng góp của các nhà hảo tâm và cộng đồng, những ngôi nhà mới khang trang đang được xây dựng, sửa chữa mang lại niềm vui, sự ấm áp và hy vọng cho nhiều gia đình chính sách, hộ nghèo. Những căn nhà kiên cố được hoàn thiện không chỉ giúp người dân “an cư” mà còn là minh chứng sinh động cho tinh thần “Lá lành đùm lá rách”, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, từng bước nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân.

Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh trao đổi với cán bộ, hội viên phụ nữ về phát huy vai trò của phụ nữ trong kỷ nguyên mới.

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc mở ra cơ hội cho phụ nữ Việt Nam phát huy tài năng, trí tuệ, khát vọng cống hiến cho đất nước. Với trách nhiệm của một tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam và các tầng lớp cán bộ, hội viên, phụ nữ Việt Nam cũng cần xác định rõ tâm thế và sứ mệnh của mình, đoàn kết, chủ động phát huy vai trò trong kỷ nguyên mới.

Thành đoàn Yên Bái, Chi đoàn Cơ quan Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động tại Tây Bắc và Liên chi đoàn Cảnh sát cơ động 3 trao hỗ trợ cho gia đình cựu chiến binh Đỗ Văn Đàm ở tổ 3, phường Yên Thịnh.

Thành đoàn Yên Bái thời gian qua luôn chú trọng làm tốt công tác tập hợp đoàn viên, thanh niên và huy động sức mạnh tập thể để triển khai hiệu quả các phong trào tình nguyện, đặc biệt là các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng đã góp phần tích cực phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Hiện có 196 chính sách cụ thể được thực hiện tại vùng DTTS&MN, trong đó có 132 chính sách dân tộc.

Theo Bộ Dân tộc và Tôn giáo, rất cần xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật có giá trị cao (luật, pháp lệnh) để hoàn thiện cơ sở pháp lý cho công tác dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục