10 nguyên nhân khiến trẻ thấp còi bố mẹ thường không để ý

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/6/2017 | 11:13:00 AM

Thiếu hụt nội tiết tố tăng trưởng, suy tuyến giáp, hội chứng Turner, thiếu máu, bệnh thận, tim, tiêu hóa, phổi... dễ khiến trẻ thấp còi.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Các bác sĩ khoa Nội tiết, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP HCM, khuyến cáo nhiều phụ huynh khi thấy con có dấu hiệu chậm phát triển chiều cao thường nhầm lẫn với tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương.

Cha mẹ ra sức bồi bổ dinh dưỡng cho bé nhưng thể trạng của các em vẫn không cải thiện nhiều. Thực tế, chậm phát triển chiều cao không chỉ liên quan đến yếu tố dinh dưỡng mà còn do vấn đề nội tiết, bệnh nội khoa, di truyền hay thể trạng.

Theo tiêu chuẩn Việt Nam, trẻ mới sinh có chiều cao từ 48 đến 52 cm. Trong năm đầu bé tăng khoảng 20 đến 25 cm, năm thứ hai thêm 12 cm, năm thứ ba tăng 10 cm, năm thứ tư thêm 7 cm. Từ 4 đến 11 tuổi, trẻ tăng trung bình 6 cm mỗi năm.

Đến tuổi dậy thì, bé gái cao thêm từ 6 đến 10 cm mỗi năm, bé trai từ 6,5 đến 11 cm. Nếu trẻ không đạt mức tăng trưởng chiều cao bình thường đó, cha mẹ nên đưa bé đi khám và tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao để được bác sĩ tư vấn biện pháp can thiệp sớm, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất về sau.

Các bác sĩ phân tích 10 nguyên nhân thường gặp dẫn đến chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ gồm:

- Thiếu nội tiết tố tăng trưởng hay còn gọi là hormone tăng trưởng (GH). Khi cơ thể gặp vấn đề về sản xuất và phóng thích nội tiết tố tăng trưởng không đủ dẫn đến thiếu nội tiết tố tăng trưởng.

- Suy tuyến giáp: Những nội tiết tố này tác động trực tiếp lên sự tăng trưởng và chuyển hóa. Khi cơ thể tiết không đủ lượng nội tiết tố tuyến giáp cần thiết sẽ khiến trẻ bị chậm tăng trưởng.

- Tiền sử gia đình: Bố mẹ có chiều cao đều dưới trung bình.

- Thai nhi suy dinh dưỡng: Trẻ sinh ra nhẹ cân (suy dinh dưỡng trong tử cung).

- Hội chứng Turner, tức mất một phần hoặc toàn bộ một nhiễm sắc thể giới tính X trong bộ gen.

- Hội chứng Down.

- Một số loại thiếu máu, chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm.

- Bệnh mãn tính: Thận, tim, tiêu hóa, hoặc bệnh phổi.

- Hậu quả của việc sử dụng một số loại thuốc khi người mẹ mang thai.

- Dinh dưỡng kém.

Một số trẻ có thể trạng thấp bé nhẹ cân nhưng không xác định được nguyên nhân gây chậm tăng trưởng chiều cao. Những trường hợp như vậy gọi là thấp vô căn.

Việc đánh giá tình trạng tăng trưởng chiều cao của trẻ cần phải có bác sĩ chuyên khoa, qua nhiều khâu kiểm tra, xét nghiệm toàn diện mới đưa ra kết luận chính xác được.

Trường hợp trẻ chậm tăng trưởng chiều cao do thiếu hormone tăng trưởng, hội chứng Turner, bệnh thận mạn, sinh ra nhỏ hơn so với tuổi thai… có thể được chỉ định điều trị bằng cách bổ sung hormone tăng trưởng. Tốt nhất trẻ nên điều trị trong độ tuổi từ 4 đến 13. Qua “thời gian vàng” này, các sụn xương của trẻ không được kích thích sẽ đóng lại, khi đó việc dùng hormone tăng trưởng không còn tác dụng.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Hình ảnh khối phình động mạch cảnh trong khổng lồ.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bị phình động mạch cảnh trong khổng lồ, kích thước 10 x 12cm.

Muỗi Aedes aegypt là thủ phạm gây ra bệnh sốt xuất huyết.

Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Cảm biến sinh học và Điện tử sinh học ngày 9/6, các nhà khoa học Brazil vừa nghiên cứu chế tạo một thiết bị cảm biến sinh học có khả năng nhanh chóng phát hiện bệnh sốt xuất huyết, từ đó giúp tạo ra một dụng cụ giá rẻ hiệu quả để chẩn đoán căn bệnh do muỗi mang virus sốt xuất huyết lây truyền sang hàng triệu người mỗi năm.

Ảnh minh họa

Công nghệ 5G phát triển sẽ mang tới nhiều ứng dụng thiết thực, tạo nên kết nối thống nhất và định hình lại một loạt các ngành công nghiệp. Việt Nam đã có sự chuẩn bị về mặt chính sách cho xu hướng phát triển 5G, IoT (Internet vạn vật) và cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Hơn 100 năm sau khi thiên tài vật lý Albert Einstein phát triển thành công thuyết tương đối tổng quát, các nhà thiên văn học cũng đã thành công áp dụng học thuyết này để lần đầu tiên xác định khối lượng một ngôi sao xa xôi - điều mà lâu nay các nhà khoa học vẫn cho rằng là một nhiệm vụ "bất khả thi."

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục