Hơn 6.000 website của Việt Nam bị tấn công trong nửa đầu năm 2017

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/7/2017 | 8:29:38 AM

Theo thông tin vừa được đại diện Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam, hơn 6.000 website đã bị tấn công trong nửa đầu năm nay.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Cụ thể, tính từ đầu năm đến 27/6, trên cả nước đã có hơn 1.500 máy tính bị tấn công theo kiểu lừa đảo, gần 1.000 máy tính bị tấn công theo hình thức thay đổi giao diện và hơn 3.700 máy tính khác bị cài mã độc.

Tiến sĩ Nguyễn Khắc Lịch, Phó Giám đốc Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) cho hay, hiện nay hacker tấn công tinh vi hơn, tấn công trên diện rộng, có chủ đích. Mã độc được điều khiển và thực hiện theo kế hoạch.

Mục tiêu tấn công an toàn thông tin cũng khác trước. Tin tặc không chỉ đơn thuần đánh cắp thông tin cá nhân, mà còn lợi dụng thông tin để phục vụ các mục đích kinh tế và chính trị. Tin tặc cũng không hoạt động đơn lẻ mà có tổ chức, thậm chí còn được tài trợ.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiện nay nhiều cơ quan và đơn vị vẫn chủ quan, chưa ý thức được những mối nguy hiểm này. Nếu lãnh đạo cũng như chủ quản của các hệ thống công nghệ thông tin tiếp tục không coi trọng tăng cường nhận thức cũng như đầu tư cho an toàn thông tin thì Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục nằm trong top đầu thế giới về mức độ lây nhiễm mã độc.

(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Màn hình máy tính bị tấn công mạng.

Làn sóng tấn công mạng tại châu Âu và Bắc Mỹ tương tự với vụ tấn công bằng mã độc WannaCry vào tháng trước sẽ xuất hiện song với xu hướng tinh vi hơn.

Thông báo yêu cầu tiền chuộc trên một màn hình của một thiết bị đầu cuối thanh toán tại một chi nhánh của ngân hàng ở Ukraine.

Một cuộc tấn công mạng quy mô lớn đang lan rộng ở nhiều nước châu Âu và Bắc Mỹ mà thủ phạm được cho là mã độc có tên “Petya”.

Tuần trước, Facebook lần đầu thay đổi sứ mệnh bởi cho rằng chỉ kết nối các cá nhân riêng lẻ là chưa đủ.

Ngày 27/6, mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook chính thức cán mốc 2 tỷ người dùng hàng tháng, hãng tin CNN cho biết.

Thông điệp đòi tiền chuộc xuất hiện trên màn hình cây rút tiền của ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước Ukraine Oschadbak.

Thủ phạm vụ tấn công này là mã độc mang tên gọi Petya.A, tương tự như mã độc WannaCry xuất hiện thời gian qua tại ít nhất 74 nước trên thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục