Vắc-xin sẽ không cần tiêm, dán là xong

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/7/2017 | 2:36:27 PM

Viện công nghệ Georgia vừa công bố những kết quả thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trên người đầy hứa hẹn đối với miếng dán vắc-xin phòng cảm cúm.

Các mũi kim siêu nhỏ, chưa tới 1 mm, được gắn trên bề mặt miếng dán vắc xin - Ảnh: Viện công nghệ Georgia
Các mũi kim siêu nhỏ, chưa tới 1 mm, được gắn trên bề mặt miếng dán vắc xin - Ảnh: Viện công nghệ Georgia

Theo Đài NPR (Mỹ), kết quả nghiên cứu về miếng dán vắc-xin phòng cảm cúm của Phòng bào chế thuộc Viện Công nghệ Georgia được đăng tải trên tạp chí y khoa uy tín The Lancet trong tháng qua.

Theo đó, loại miếng dán vắc-xin này có kích thước tương đương một băng dán cá nhân loại nhỏ, trên đó gắn nhiều mũi kim siêu nhỏ đủ để đưa vào cơ thể liều vắc-xin cảm cúm.

Miếng dán này được dán vào cánh tay và khi có áp lực tác động, các mũi kim nhỏ trên miếng dán sẽ bắt đầu xuyên xuống dưới ra, phát tán liều lượng vắc-xin tương đương với liều tiêm thông thường.

Trong nghiên cứu lâm sàng, 100 người tham gia đã được "tiêm" vắc xin theo cách thông thường hoặc bằng miếng dán.

Sáu tháng sau đó, không ai tham gia nghiên cứu bị cảm cúm. Những người dùng miếng dán vắc-xin gặp một số hiện tượng như hơi ngứa, mẫn cảm hoặc sưng đỏ, nhưng không có tác dụng phụ nào nghiêm trọng.

Vắc-xin sẽ không cần tiêm, dán là xong

Miếng dán vắc-xin với rất nhiều mũi kim siêu nhỏ có độ dài chưa tới 1 mm của Viện Công nghệ Georgia - Ảnh: Viện Công nghệ Georgia

Theo bà Yasmine Gomaa, phó giám đốc phòng bào chế, khoảng 70% người tham gia nghiên cứu cho biết họ thích dùng miếng dán hơn tiêm.

Cũng theo bà Gomaa, phòng bào chế của bà đang hướng tới mục tiêu phát triển các loại miếng dán vắc-xin phòng các bệnh khác.

Loại miếng dán vắc-xin này, có thể bảo quản ở nhiệt độ 40 độ C trong khoảng thời gian 1 năm, sẽ hữu dụng ở các quốc gia đang phát triển vì không cần phải bảo quản lạnh như các vắc-xin thông thường.

Không những thế, ngay cả những người không có chuyên môn y tế cũng có thể tự "tiêm" vắc-xin bằng miếng dán này. Ngay trong nghiên cứu của Viện Georgia, một số người đã tự dán miếng dán vắc-xin cúm cho họ.

Năm 2015, Viện Công nghệ Georgia và hãng dược phẩm Micron Biomedical đã nhận được khoản tài trợ 2,5 triệu USD từ quỹ Bill and Melinda Gates để phát triển loại miếng dán vắc-xin phòng bệnh bại liệt.

(Theo TTO)

Các tin khác

Chỉ cần có trong tay một chiếc điện thoại thông minh và một số phụ kiện gọn nhẹ, nhưng cực tiện dụng, bạn sẽ thực sự trở thành “nhiếp ảnh gia” hay “nhà quay phim”. Sau đây là danh sách 5 “trợ lý” tuyệt vời cho smartphone của bạn.

Google và Facebook đã chủ động phối hợp xóa bỏ thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam.

Báo cáo mới nhất của Bộ Thông tin- Truyền thông (TT-TT) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2017, việc xử lý các thông tin sai trái, độc hại trên mạng Internet đã triển khai khá hiệu quả sau khi Thông tư 38 quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới chính thức có hiệu lực từ ngày 15-2-2017.

Một bệnh viện tại Việt Nam vừa vinh dự đạt giải nhất thế giới về phẫu thuật nội soi cắt gan.

Em Zion Harvey ở Baltimore, Maryland với hai tay được ghép.

Ca phẫu thuật ghép cả hai tay đầu tiên trên thế giới cho một bé trai đã thành công khi sau 18 tháng em đã có thể viết, ăn và mặc đồ bằng tay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục