Phóng thành công vệ tinh MicroDragon của Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ sáu, 18/1/2019 | 3:15:57 PM

Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết, vào lúc 8 giờ 55 phút (giờ Hà Nội) ngày 18-1, vệ tinh MicroDragon của Việt Nam đã tách thành công khỏi tên lửa Epsilon số 4 của Nhật Bản, đi vào quỹ đạo, bắt đầu làm việc trong không gian.

Vệ tinh MicroDragon được tên lửa Epsilon số 4 của Nhật Bản đưa vào vũ trụ
Vệ tinh MicroDragon được tên lửa Epsilon số 4 của Nhật Bản đưa vào vũ trụ

 
Trong lần phóng này, cùng với MicroDragon, 6 vệ tinh khác của Nhật Bản cũng đã tách thành công khỏi tên lửa đẩy. Trước đó, tên lửa Epsilon số 4 được điểm hỏa và phóng lên quỹ đạo vào lúc 7 giờ 50 phút cùng ngày, sau khoảng 52 phút, tên lửa bắt đầu thả các vệ tinh mà nó mang theo vào quỹ đạo. 

Vệ tinh MicroDragon là vệ tinh thứ 3 được thả vào không gian, sau khi rời khỏi mặt đất 1 tiếng 5 phút. 
 
MicroDragon là một sản phẩm nằm trong Hợp phần đào tạo vệ tinh cơ bản, bộ phận của Dự án "Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát Trái Đất” (viết tắt là Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam). Dự án sử dụng nguồn vốn ODA ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản, điều phối bởi Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Cụ thể, Hợp phần đào tạo vệ tinh cơ bản thực hiện nhiệm vụ "Đào tạo 36 thạc sĩ công nghệ vũ trụ và thực hành chế tạo thử nghiệm 1 vệ tinh micro (khối lượng khoảng 50kg) tại một số trường đại học của Nhật Bản”. Vệ tinh MicroDragon được phát triển bởi 36 học viên, là các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam theo học tại 5 trường Đại học hàng đầu Nhật Bản. 

Dự kiến sau khi phóng khoảng 1 - 2 ngày, vệ tinh MicroDragon sẽ thu nhận được những tín hiệu đầu tiên; sau khi hoạt động thử nghiệm trên quỹ đạo trong khoảng từ 1 -3 tháng, vệ tinh có thể vận hành ổn định theo đúng thiết kế. Hiện nay, vệ tinh đang được phối hợp điều khiển bằng hệ thống trạm mặt đất của Đại học Tokyo, ISAS/JAXA và Đại học Tokyo Denki, tại Nhật Bản.

Trước đó, ngày 17-1, tại Tokyo, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã nhận bàn giao một số hiện vật để trưng bày Bảo tàng Vũ trụ từ JAXA. Các hiện vật gồm: Cờ Việt Nam và video lời chúc từ Trạm vũ trụ quốc tế của Phi hành gia Norishige Kanai; Mô hình Trạm vũ trụ quốc tế, tỷ lệ 1/300; Mô hình Module thí nghiệm Nhật Bản (KIBO) trên Trạm vũ trụ quốc tế, tỷ lệ 1/50; Mô hình Tên lửa H-IIA, tỷ lệ 1/20.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Để phòng bệnh LMLM, người chăn nuôi cần đặc biệt quan tâm tiêm vắc - xin phòng bệnh cho gia súc ở những vùng đã từng xảy ra dịch.

YBĐT - Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Để hạn chế dịch bệnh LMLM xảy ra trên các đàn vật nuôi, người chăn nuôi cần nắm vững một số kiến thức cơ bản về bệnh.

Các kỹ sư Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đang lắp đặt thử nghiêm vệ tinh vào bộ gá đặt trong tên lửa.

Khoảng 9h50 sáng 17-1, vệ tinh MicroDragon, vệ tinh đầu tiên do các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu, chế tạo, sẽ được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Epsilon số 4 tại Trung tâm vũ trụ Uchinoura, Nhật Bản.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm nhân dịp Đại hội.

Năm 2018 là năm bận rộn, đầy hứng khởi của Hội khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global). Bằng trí tuệ, nhiệt huyết và quyết tâm tập thể, Hội đã gặt hái được nhiều thành công trên ba mảng hoạt động gồm hội thảo-diễn đàn chính sách, tham vấn-tư vấn chính sách và đào tạo quản lý cấp cao.

Ảnh chỉ có tính minh họa.

Ngày 12/1, đại diện Viettel dẫn thông tin nhận được từ Ban quản trị các tuyến cáp biển quốc tế cho biết, lúc 10 giờ 22 phút sáng ngày 10/1, hệ thống cáp quang biển Liên Á (Intra Asia - IA) gặp sự cố khiến dung lượng kết nối Internet của Viettel từ Việt Nam đi Singapore, Hong Kong và Mỹ bị sụt giảm khoảng 20%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục