Điều chỉnh 2 loại enzyme có thể giúp điều trị ung thư tuyến tụy

  • Cập nhật: Thứ hai, 25/3/2019 | 9:11:16 AM

Căn cứ vào lượng enzyme PHLPP1 và PKC ở bệnh nhân ung thư tuyến tụy, các bác sĩ có thể phát hiện bệnh sớm và phát triển các loại thuốc làm thay đổi sự cân bằng của chúng.

Tế bào ung thư tuyến tuỵ ở người bệnh có thể bị ảnh hưởng bởi hai enzyme PHLPP1 và PKC.
Tế bào ung thư tuyến tuỵ ở người bệnh có thể bị ảnh hưởng bởi hai enzyme PHLPP1 và PKC.

Nghiên cứu mới do Giáo sư Alexandra Newton, khoa Dược tại Đại học California, San Diego, Mỹ đứng đầu cùng Timothy Baffi, một sinh viên tốt nghiệp được Giáo sư Newton hướng dẫn. Nghiên cứu này được xây dựng dựa trên công trình của nhóm vào năm 2015, theo đó đã phát hiện hoàn toàn có thể ngăn chặn được PKC, loại enzyme mà các nghiên cứu trước đây cho là thúc đẩy sự phát triển của khối u.

Qua tìm hiểu cơ chế các tế bào điều chỉnh hoạt động của PKC, nghiên cứu mới này đã phát hiện ra rằng bất cứ khi nào có một PKC hoạt động quá mạnh được sản sinh ra, enzyme PHLPP1 sẽ nhận diện để tiêu diệt.

Giáo sư Newton khẳng định: "Điều này có nghĩa là lượng PHLPP1 trong các tế bào sẽ quyết định lượng PKC". Như vậy, các mức enzyme đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân ung thư tuyến tụy.

Nhóm nghiên cứu đã quan sát 105 khối u ung thư tuyến tụy để phân tích lượng enzyme trong mỗi khối u. Khoảng 50% bệnh nhân có PHLPP1 thấp/PKC cao sống lâu hơn 5 năm rưỡi. Mặc dù nghiên cứu còn ở giai đoạn đầu, Giáo sư Newton hy vọng kết quả này có thể giúp hỗ trợ chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến tụy trong tương lai.

Ung thư tuyến tụy do sự phát triển bất thường và không kiểm soát được của các tế bào trong tuyến tụy, một tuyến lớn trong hệ tiêu hóa, gây ra. Bệnh thường không biểu hiện các triệu chứng đặc biệt ở giai đoạn đầu. Những người mắc bệnh có xu hướng bị các triệu chứng như đau lưng và vàng da, và khi phát hiện đã di căn sang các cơ quan khác

Nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Tế bào phân tử (Molecular Cell).
(Theo VTV)

Các tin khác
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị 5G và sự phát triển ASEAN số.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá "Hội nghị 5G và sự phát triển ASEAN số" không chỉ mang tính kỹ thuật, công nghệ như tên gọi mà còn rất ý nghĩa và quan trọng cho Việt Nam cũng như các nước ASEAN trong tương lai. 5G sẽ là trụ cột, là cơ sở hạ tầng quan trọng của nền kinh tế số…

Giáo sư đại học Pretoria Mashudu Tshifularo đồng thời là trưởng kíp mổ.

Hệ thống xương nhân tạo này được các bác sỹ bệnh viện Steve Biko Academic Hospital tại Pretoria sử dụng để thay thế xương tai giữa đã hỏng của một bệnh nhân nam 35 tuổi.

Cách tìm iPhone bị thất lạc ngay cả khi tắt nguồn

Nếu bạn không thể tìm thấy iPhone, ứng dụng Find iPhone sẽ là cứu cánh đáng tin cậy. Tuy nhiên, nếu iPhone bị tắt nguồn do hết pin, liệu Find iPhone có thể định vị nó hay không?

Em bé 8 tuổi sau ca ghép gan tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Từ lá gan của một nam thanh niên 30 tuổi bị chết não, các bác sỹ của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức lần đầu tiên thực hiện thành công việc "chia” gan cứu hai người bệnh, trong đó có một trẻ nhỏ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục