Thành lập Liên minh Chuyển đổi số tại Vietnam ICT Summit 2019

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/8/2019 | 2:05:53 PM

Liên minh được thành lập với mục tiêu cùng liên kết, hợp tác, đồng hành cùng chính quyền và doanh nghiệp triển khai và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.

Ông Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc, Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) phát biểu nhân dịp ra mắt Liên minh Chuyển đổi số
Ông Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc, Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) phát biểu nhân dịp ra mắt Liên minh Chuyển đổi số

Tại sự kiện Vietnam ICT Summit 2019 diễn ra hôm nay (8/8), Liên minh chuyển đổi số Việt Nam - tập hợp các công ty CNTT-TT lớn, các chuyên gia đầu ngành, các viện nghiên cứu - sẽ chính thức ra mắt. Liên minh có sự tham gia của một số doanh nghiệp lớn như tập đoàn FPT, Viettel, VNPT, CMC, VNG, Hài Hoà, MobiFone, VSII, VINASA, Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Liên minh Chuyển đổi số là sáng kiến do VINASA đề ra, nhằm "hiệu triệu", kêu gọi các doanh nghiệp ICT lớn, các chuyên gia đầu ngành, các viện nghiên cứu… chung tay hợp tác, đồng hành cùng Chính phủ, các Bộ, Ngành, tổ chức và doanh nghiệp tham gia vào triển khai và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam.

Liên minh được thành lập với mục tiêu cùng liên kết, hợp tác, đồng hành cùng Chính phủ, các bộ, ngành, tổ chức và doanh nghiệp triển khai và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TT&TT đang dự thảo Đề án "Chuyển đổi số quốc gia", nhằm thực hiện những chuyển đổi bứt phá để hướng tới một Việt Nam số - Digital Vietnam. Mục đích là tận dụng đầy đủ sự tiến bộ, sáng tạo của công nghệ số để phát triển kinh tế xã hội, xây dựng một đất nước Việt Nam thịnh vượng, hùng cường. Dự thảo hiện vẫn trong giai đoạn tiếp nhận các ý kiến đóng góp, tư vấn, phản biện để hoàn thiện hơn.

Theo Dự thảo 1.05 của Đề án, lộ trình chuyển đổi số Việt Nam sẽ gồm 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 (2020 - 2022) là giai đoạn tập trung xây dựng các nền tảng cho chuyển đổi số; triển khai các dự án chuyển đổi số ưu tiên trong những ngành nền tảng, trọng điểm. Giai đoạn 2 (2023 - 2025) sẽ tăng tốc chuyển đổi trong các lĩnh vực kinh tế xã hội. Và giai đoạn 3 (2026 - 2030) là giai đoạn chuyển đổi số toàn diện, với nền kinh tế, xã hội vận hành dựa trên công nghệ số, đổi mới và sáng tạo.

Dự thảo Đề án cũng đặt ra những mục tiêu cụ thể, như đến năm 2025, Việt Nam thuộc Top 4 ASEAN về xếp hạng số hóa quốc gia; Chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam nằm trong Top 40 thế giới, Top 4 ASEAN. Chỉ tiêu về chuyển đổi số nền kinh tế, theo Dự thảo, là phát triển ít nhất 80.000 doanh nghiệp công nghệ Việt Nam; đưa Việt Nam trở thành một trong các nhà sản xuất thiết bị điện tử, viễn thông, xuất khẩu phần mềm lớn trên thế giới và đưa công nghệ 4.0 phổ cập ở Việt Nam.

Cùng với đó, chỉ tiêu đặt ra cho chuyển đổi số doanh nghiệp đến năm 2025 là kinh tế số sẽ chiếm tỷ trọng 25% GDP; 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển dịch lên nền tảng số; phát triển 5 doanh nghiệp Việt Nam hàng đầu thế giới về chuyển đổi số. Đồng thời, với chuyển đổi số Chính phủ, mục tiêu đặt ra là đưa Việt Nam vào nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN trong xếp hạng Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc; 30% thủ tục hành chính được cắt giảm nhờ dữ liệu; 20% dịch vụ mới được phát triển dựa trên dữ liệu (data driven).

Theo các nhà quản lý và chuyên gia trong ngành, để có được một Chiến lược chuyển đổi số Quốc gia bài bản cũng như những mục tiêu đặt ra kể trên, rất cần sự đồng thuận, nỗ lực chung tay của tất cả bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương, cùng sự vào cuộc mạnh mẽ của doanh nghiệp và toàn xã hội. Mà trong đó, không thể thiếu vai trò của các doanh nghiệp công nghệ lớn, những người gánh sứ mệnh lớn lao để tiên phong chuyển đổi cũng như chia sẻ, nhân rộng những mô hình ưu việt đến các doanh nghiệp khác.

Trong bối cảnh đó, một "Liên minh Chuyển đổi số" ra đời được đánh giá là vô cùng cần thiết, để tập hợp những nguồn lực của ngành vì mục tiêu chung phát triển Việt Nam hùng cường, hiện đại.

(Theo VTV)

Các tin khác

Sau iPad Pro, Apple dường như sẽ tiếp tục áp dụng xu hướng thiết kế viền mỏng lên những mẫu iPad thông thường.

Phi hành gia Neil Armstrong -người đầu tiên trên Trái Đất đặt chân lên bề mặt Mặt Trăng. Neil Armstrong cắm lá cờ Mỹ lên bề mặt Mặt Trăng. (Ảnh: NASA).

Một sự kiện lịch sử đã diễn ra, trở thành bước ngoặt lớn đối với ngành thám hiểm vũ trụ và khoa học nhân loại. Cách đây đúng nửa thế kỷ, ngày 20/7/1969, tàu Apollo 11 đưa phi hành gia Neil Armstrong cùng các nhà du hành vũ trụ đặt chân lên Mặt Trăng trong sứ mệnh chinh phục chưa từng có tiền lệ. Sứ mệnh đánh dấu thành tựu vĩ đại khi loài người đặt những bước đi đầu tiên trên hành tinh này.

Nông dân xã Việt Thành, huyện Trấn Yên làm cỏ cho lúa mùa.

Lúa mùa hiện đang ở giai đoạn mạ - đẻ nhánh và đồng ruộng xuất hiện một số loại cỏ dại như: lồng vực, đuôi phụng, lác, mần trầu, rau mác, xà bông… Cỏ dại cạnh tranh với cây lúa về dinh dưỡng, ánh sáng, nước khiến cây lúa sinh trưởng và phát triển kém, cho năng suất, phẩm chất nông sản thấp. Cỏ dại còn là ký chủ của sâu bệnh cũng như làm tăng chi phí sản xuất về mua thuốc, công phun thuốc…

Lần đầu tiên trên thế giới, các nhà khoa học Australia đã tạo ra một vaccine cúm hoàn toàn mới nhờ công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục