Loài chim quý hiếm có vẻ ngoài kỳ dị giống người ngoài hành tinh

  • Cập nhật: Thứ ba, 5/4/2022 | 9:31:37 AM

Giống chim này khiến nhiều người liên tưởng đến bức vẽ về người ngoài hành tinh với đôi mắt lồi to như mắt ếch, chiếc mỏ cực ngắn và khối đầu hình tam giác.

Anh em nhà Poltl, một gia đình đam mê đua chim bồ câu ở Budapest (Hungary) đã tạo ra một giống chim bồ câu mới vào đầu những năm 1900 bằng phương pháp lai tạo chọn lọc. Với tên gọi là chim bồ câu mặt ngắn Budapest, chúng có sức bền đáng kinh ngạc khi có thể bay tới 5 giờ đồng hồ không nghỉ và bay được quãng đường dài khoảng 800 km.

Nhưng nếu chỉ nhìn bề ngoài, có lẽ ít ai nghĩ rằng bồ câu mặt ngắn Budapest lại có năng lực "vô song" đến vậy. Giống chim này có mỏ nhỏ, đôi mắt lồi to như mắt ếch, còn phần đầu thì méo mó, khiến người thì tò mò, người thì kinh hãi khi lần đầu nhìn thấy.

Hiện, các nhà điểu học vẫn chưa rõ tại sao anh em nhà Poltl lại lựa chọn những đặc điểm gần giống như tranh biếm họa khi tạo ra giống chim độc đáo này.



Có người đoán rằng chiếc mỏ cực ngắn và khuôn mặt nhỏ khiến chúng nhẹ hơn. Trong khi đó, đôi mắt to có thể giúp chúng bay cao hơn. Tuy nhiên cho đến nay không ai thực sự biết rõ lý do chính xác là gì.

Những gì chúng ta biết là vẻ ngoài khác thường đã khiến chúng trở nên đặc biệt so với rất nhiều loài bồ câu khác.

Sở hữu các đặc điểm bất thường cũng là một phần lý do tại sao giống bồ câu mặt ngắn Budapest cực kỳ quý hiếm, ngay cả với giới sành nuôi chim bồ câu.

Thêm vào đó, tỉ lệ tử vong của giống chim này khá cao, sức khỏe của chúng khi mới sinh không được tốt, dễ bị bệnh. Ngoài ra, con non thường rất khó để tự nở ra khỏi trứng vì chiếc mỏ nhỏ và đôi mắt to vô tình cản trở những nỗ lực phá vỡ vỏ trứng để chui ra bên ngoài.



Để khắc phục tình trạng này, những người nuôi chim bồ câu thường phải tác động vật lý bằng cách chọc vỡ vỏ trứng và cố gắng lấy con non ra trước khi nó chết vì kiệt sức bên trong quả trứng. Tuy nhiên, để canh chính xác thời điểm con non đủ lớn có thể rời khỏi trứng đòi hỏi sự ghi chép tỉ mỉ, kỹ lưỡng trong suốt quá trình ấp.

Ngay cả khi bồ câu con ra khỏi trứng an toàn, do cấu trúc mỏ nhỏ của cả chim bố lẫn chim mẹ, nên việc chúng mớm mồi cho con non cũng rất khó khăn, đôi khi cần có sự can thiệp của con người

(Theo nguoiduatin)

Các tin khác

Điều gì sẽ xảy ra nếu có một con robot ma thuật với khả năng chữa được bất kỳ căn bệnh nào? Đó là một câu hỏi ngớ ngẩn. Ai cũng biết không có cỗ máy nào làm được như vậy. Nhưng có lẽ một bầy hàng chục ngàn con bot tự động hóa siêu nhỏ có thể làm nên chuyện chăng?

Lõi Trái Đất bị rò rỉ,

Một sự kiện cổ xưa đã khiến lớp vỏ Trái Đất bị tan chảy một phần, tạo ra những khe hở khiến "kho báu" helium-3 từ trái tim hành tinh dần thoát lên.

Liên Hiệp Quốc lấy ngày 12-5 làm Ngày quốc tế sức khỏe thực vật.

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 29-3 thông qua nghị quyết lấy ngày 12-5 hằng năm là Ngày quốc tế sức khỏe thực vật.

Các nhà khoa học hôm 1/4 đã công bố bộ gien người hoàn chỉnh đầu tiên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục