Cấy ghép thành công tế bào giác mạc tạo ra từ iPS

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/4/2022 | 7:31:32 AM

Một nhóm các nhà nghiên cứu của Đại học Osaka (Nhật Bản) vừa thực hiện thành công các ca cấy ghép tế bào giác mạc được tạo ra từ tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPS) với 4 bệnh nhân trong độ tuổi từ 30 đến 70. Đây là các ca cấy ghép tế bào giác mạc có nguồn gốc từ iPS đầu tiên trên thế giới.

Cấy ghép thành công tế bào giác mạc tạo ra từ iPS
Cấy ghép thành công tế bào giác mạc tạo ra từ iPS

Các ca cấy ghép này được thực hiện trong giai đoạn từ tháng 7-2019 đến tháng 12-2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc cấy ghép tế bào giác mạc có nguồn gốc từ iPS là an toàn và hiệu quả đối với các bệnh nhân bị khiếm khuyết ở tế bào gốc biểu mô giác mạc. 

Căn bệnh này khiến giác mạc của người bệnh bị đục, có thể khiến họ bị mù. Trong nghiên cứu lâm sàng, các nhà khoa học đã tạo ra các tấm tế bào giác mạc có nguồn gốc từ tế bào iPS của người khác. Sau đó, họ cấy ghép các tấm tế bào giác mạc (ảnh), với đường kính 3,5cm và dày 0,03-0,05mm, cho 4 bệnh nhân trên. 

Tế bào iPS được Giáo sư Shinya Yamanaka của Đại học Kyoto phát triển và thành tựu này đã giúp giáo sư Yamanaka giành giải Nobel Y học năm 2012. Tại cuộc họp báo công bố sự kiện này, nhóm nghiên cứu cho biết không ai trong số các bệnh nhân này gặp phải tình trạng đào thải hoặc tạo khối u trong các tế bào được cấy ghép. 

Đáng chú ý, thị lực của 3 trong số 4 bệnh nhân đó được cải thiện, trong đó có một người cải thiện từ 0,15 lên 0,7. Theo Japan Times, nếu phương pháp điều trị này được ứng dụng vào thực tế, nó sẽ giúp giải quyết các vấn đề như đào thải sau cấy ghép cũng như tình trạng thiếu người hiến giác mạc. 

(Theo SGGP)

Các tin khác
Loài báo Viễn Đông. (Nguồn: hoangda.net)

Công viên Báo quốc gia, được thành lập tại vùng Viễn Đông của Nga năm 2012 với diện tích lên tới hơn 470.000ha, là nơi sinh sống chủ yếu của loài báo Viễn Đông được xếp hạng quý hiếm nhất thế giới.

Ngày 5-4, Bộ Y tế có Công văn số 1709/BYT-MT về việc tăng cường thanh tra, kiểm tra về sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Từ khi được xác lập Chỉ dẫn địa lý, các sản phẩm từ quế Văn Yên đã xuất khẩu đi 18 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Có thể thấy, trong dòng chảy công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tài sản trí tuệ (TSTT) ngày càng khẳng định vai trò quan trọng và là công cụ đắc lực thúc đẩy phát triển sản xuất địa phương. Yên Bái đang hiện thực hóa điều này trong xây dựng và xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của tỉnh.

Ảnh minh họa.

Sứ mệnh Axiom Mission 1 của Tập đoàn Công nghệ Không gian SpaceX ngày 6/4 sẽ mang một thiết bị đặc biệt lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) để nghiên cứu chế tạo thịt trong môi trường không trọng lực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục