Kính thiên văn chụp được "vua quái vật" xuyên không 13 tỉ năm

  • Cập nhật: Chủ nhật, 24/4/2022 | 8:22:18 AM

Hình ảnh hơn 13 tỉ năm trước từ một "vị tổ tiên" của các lỗ đen quái vật đã được Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA bắt được.

Hình ảnh thực về lỗ đen 13 tỉ năm trước - Ảnh: HUBBLE/NASA/ESA
Hình ảnh thực về lỗ đen 13 tỉ năm trước - Ảnh: HUBBLE/NASA/ESA

Theo bài công bố vừa đăng tải trên tạp chí khoa học Nature, vật thể cổ đại cho thấy các đặc điểm "nằm giữa" đám mây bụi khổng lồ, thiên hà hình thành sao và dạng lỗ đen "trá hình" sáng như sao gọi là chuẩn tinh.

Ra đời trong kỷ nguyên được gọi là "bình minh vũ trụ", vật thể này là bằng chứng trực tiếp đầu tiên về một thiên hà sơ khai len lỏi vào nền móng của một lỗ đen quái vật.

Nó chính là "quái vật" huyền thoại từng được các lý thuyết thiên văn mô tả nhưng chưa từng được phát hiện, tạm gọi là "chuẩn tinh đỏ chuyển tiếp".

Tờ Live Science dẫn lời tác giả chính Seiji Fujimoto từ Viện Niels Bohr thuộc Trường Đại học Copenhagen (Đan Mạch): "Vật thể được phát hiện kết nối 2 quần thể thiên thể hiếm, do đó nó cung cấp một con đường mới để hiểu được sự phát triển nhanh chóng của các lỗ đen siêu khối trong vũ trụ sơ khai".

Lỗ đen siêu khối chính là thứ được các nhà thiên văn quen gọi là "lỗ đen quái vật", khối lượng từ hàng trăm nghìn đến hàng tỉ lần Mặt Trời.

Các bằng chứng cho thấy vũ trụ sơ khai của chúng ta như một "công viên kỷ Jura", toàn là những quái vật vũ trụ khổng lồ nhất, có thể vĩ đại hơn rất nhiều so với thế hệ lỗ đen và các vật thể thuộc hàng "quái vật" khác hiện tại.

Theo Science Alert, lỗ đen quái vật vừa được phát hiện gọi là GNz7q, ra đời chỉ 750 triệu năm sau Vụ nổ Big Bang, phù hợp với các dự đoán lý thuyết về tổ tiên của các lỗ đen quái vật.

Vì vật thể cách chúng ta hơn 13 tỉ năm ánh sáng nên hình ảnh mà Hubble ghi lại thực ra cũng là hình ảnh "xuyên không" của thế giới quá khứ hơn 13 tỉ năm trước, khi "ông tổ quái vật" GNz7q vừa ra đời và đang mạnh mẽ.

(Theo Doanh nghiệp)

Các tin khác

Máy bay được trang bị các quả đạn chữa cháy, có thể bắn xuyên kính 10mm với tầm bắn hiệu quả 30m, là sản phẩm của nhón nghiên cứu Nhà máy Z113, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. Mô hình máy bay chữa cháy không người lái của Nhà máy Z113 hoạt động thử nghiệm.Mô hình máy bay chữa cháy không người lái của Nhà máy Z113 hoạt động thử nghiệm.

Vị trí phát ra mưa sao băng trên bầu trời - Ảnh: SKY&TELESCOPE

Lyrids là trận mưa sao băng đầu tiên mà lịch sử loài người ghi nhận tận 2.500 trước, trong cổ văn Trung Quốc.

Ngày Trái đất năm 2022 có chủ đề “Đầu tư vào Hành tinh của Chúng ta” nhằm nâng cao nhận thức của con người trong việc bảo vệ môi trường sống.

Tổ chức Sinh vật thế giới nhận định cá leo cây là một trong 6 loài vật

Ở Việt Nam có một loài cá được mệnh danh là loài cá kỳ lạ nhất hành tinh, vừa có mang lại vừa có phổi, vừa sống dưới nước lại chạy nhảy trên cạn và biết leo cây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục