Hai tuyến cáp quang biển APG và AAG cùng gặp sự cố

  • Cập nhật: Thứ ba, 2/8/2022 | 7:45:10 AM

Thông tin từ các nhà mạng cho hay, 2 tuyến cáp quang biển lớn nhất APG và AAG cùng đang gặp sự cố khiến dịch vụ Internet Việt Nam đi quốc tế bị ảnh hưởng.

Hai tuyến cáp quang lớn nhất kết nối Việt Nam ra quốc tế là AAG và APG đang cùng lúc gặp sự cố
Hai tuyến cáp quang lớn nhất kết nối Việt Nam ra quốc tế là AAG và APG đang cùng lúc gặp sự cố

Cụ thể, ngày 26/7 tuyến cáp biển APG gặp sự cố trên nhánh S3, trong khi trước đó tuyến cáp biển quốc tế khác là AAG cũng đã bị lỗi, gây gián đoạn dịch vụ trên tuyến. Hiện, các nhà mạng vẫn chưa nhận được thông báo về kế hoạch sửa chữa, khắc phục sự cố trên 2 tuyến cáp AAG và APG từ nhà cung cấp dịch vụ.

Asia Pacific Gateway (APG) và Asia America Gateway (AAG) là 2 trong 5 tuyến cáp quang biển quốc tế đang chiếm phần lớn dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế, cùng với 3 tuyến khác gồm SMW3 (còn gọi là SEA - ME - WE3), Liên Á (IA - Intra Asia) và AAE-1 (Asia - Africa - Euro 1).

Việc cả AAG và APG cùng gặp sự cố thời gian qua đã gây áp lực không nhỏ cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam trong việc duy trì chất lượng dịch vụ Internet quốc tế cung cấp cho người dùng.

Ngay sau khi xảy ra sự cố cáp biển, các nhà mạng đã nhanh chóng lên phương án định tuyến lại dung lượng. Đồng thời, phối hợp với hệ thống APG để làm việc với nhà thầu nghiên cứu phương án cấu hình lại nguồn nhằm khôi phục lưu lượng trên trục chính sớm nhất.

AAG là tuyến cáp biển được đưa vào vận hành từ hơn 12 năm trước, có tổng chiều dài 20.000 km và dung lượng thiết kế đạt đến 2 Terabit/giây, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Tuyến cáp bắt đầu từ Malaysia và điểm cuối tại Mỹ, nhánh cáp rẽ vào Việt Nam nằm trong đoạn S1 có chiều dài 314 km.

Từ khi được đưa vào khai thác đến nay, AAG đã nhiều lần gặp sự cố. Song, theo các chuyên gia, hiện lưu lượng AAG vẫn được nhiều nhà mạng trong nước sử dụng với tỷ lệ lớn. Nguyên nhân được lý giải là do, về mặt kinh tế AAG vẫn là tuyến cáp có giá thành hợp lý nhất. Bởi vậy, trong cơ cấu sử dụng của các nhà mạng, AAG vẫn là một thành tố quan trọng, đặc biệt với các nhà mạng lớn có nhiều người dùng Internet di động.

Được đưa vào khai thác muộn hơn, từ giữa tháng 12/2016, APG có sự tham gia đầu tư của các nhà mạng Việt Nam và được đánh giá là tuyến cáp biển góp phần mang lại đường truyền ổn định với dung lượng lớn hơn cho người dùng Internet tại Việt Nam.

Cáp APG có chiều dài khoảng 10.400 km, tuyến cáp này được đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương, với khả năng cung cấp băng thông tối đa lên tới 54 Tbps. Tuyến cáp này có các điểm kết nối ở Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

(Theo VTC)

Các tin khác
Các vụ chim đâm vào máy bay là rủi ro lớn đối với ngành hàng không.

Các nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố đã chế tạo một hệ thống robot tích hợp tia laser để xua đuổi chim, giúp ngăn chặn các vụ va chạm giữa máy bay và chim trời.

Internet hướng đi Nhật Bản, Malaysia qua tuyến cáp APG vẫn bị ảnh hưởng. Ảnh minh họa.

Cáp quang APG hướng đi Hồng Kông và Singapore đã được khôi phục dung lượng trong khi hướng đi Nhật Bản, Malaysia vẫn ảnh hưởng.

Từ ngày 1/8, ứng dụng nhắn tin Zalo bắt đầu tính gói thuê bao đối với người dùng, đồng thời cắt giảm một số tính năng của bản miễn phí.

Các chuyên gia của hãng nghiên cứu bảo mật Doctor Web (Nga) đã phát hiện 36 ứng dụng chứa mã độc được chia sẻ trên kho ứng dụng Play Store của Google.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục