Hà Lan và những thành phố nổi trong tương lai

  • Cập nhật: Chủ nhật, 14/8/2022 | 8:29:31 AM

Biến đổi khí hậu và các thảm hoạ thiên nhiên đang trở thành “vấn đề nóng” của thế giới hiện đại, đặc biệt là đối với hệ sinh thái, tác động trực tiếp đến đời sống. Trong bối cảnh đó, các kiến trúc sư tài năng trong lĩnh vực quản lý và quy hoạch đô thị của Hà Lan đã nảy sinh ý tưởng: Kiến tạo các thành phố nổi trên các đại dương.

Hình ảnh mô phỏng thành phố nổi trong tương lai của kiến trúc sư Koen Olthuis.
Hình ảnh mô phỏng thành phố nổi trong tương lai của kiến trúc sư Koen Olthuis.

Cách mạng xanh trên biển

Hà Lan được biết đến là quốc gia có nhiều công trình lấn biển nhất trên thế giới. Thống kê có tổng cộng khoảng 3.500 công trình lấn biển, thành phố được xây dựng dọc các con kênh. Đáng chú ý, các công trình này được các kỹ sư Hà Lan tính toán rất kỹ về vấn đề thích ứng, chống chọi với các đợt thủy triều và ngập lụt.

So với các quốc gia trên thế giới, Hà Lan có mật độ dân số thuộc loại cao, chưa kể địa hình đất nước này nằm ở mức thấp nhất so với mực nước biển. Nguy cơ bị nước biển nhấn chìm trở thành "bài toán nan giải” của giới chức và các nhà quy hoạch Hà Lan.

Ngay từ những năm 50 của thế kỷ trước, quốc gia được xem là "quê hương của những chiếc cối xay gió” đã lên một kế hoạch đồ sộ nhằm xây dựng hàng loạt công trình chống ngập lụt. Nổi bật trong số này là một hệ thống bao gồm 13 con đê có tổng chiều dài 16.496km, với 300 rào chắn sóng, kênh thoát nước, cửa cống, kè ngăn nước và đất bồi. Toàn bộ tổ hợp này có chi phí lên tới 5 tỉ USD. 

Không chỉ chống lụt hiệu quả, tổ hợp công trình này còn gián tiếp cung cấp nguồn nước ngọt cho nhu cầu sinh hoạt và tưới tiêu của người dân. Công trình cũng vinh dự được Hiệp hội Kỹ sư Dân dụng Mỹ công nhận là một trong 7 kỳ quan của thế giới hiện đại.

Người đứng đầu văn phòng kiến trúc Waterstudio tại Ryswick (Hà Lan), ông Koen Olthuis cho rằng, các nhà chức trách trên thế giới nên xem lại cách thức quy hoạch đô thị hiện nay, vì nó đã không còn phù hợp với thực tế trên đất liền. Theo ông, khoảng 80% các thành phố lớn trên thế giới tập trung chủ yếu ở các vùng ven biển, trong khi mực nước biển đang dâng lên. Tình thế này buộc con người phải đi tìm câu trả lời làm thế nào để "sống chung với nước”?

Thậm chí, ông Olthuis nhận định, nhân loại sẽ chẳng khác nào những loài lưỡng cư trong tương lai. Bởi bên cạnh các vùng đất liền hiện tại, người ta sẽ phải tính toán việc xây dựng các thành phố nổi trên mặt nước, những hòn đảo nhân tạo mới - như một cách "sống chung với lũ” và mở ra những triển vọng mới cho cuộc sống con người.

Theo Olthuis, đó sẽ là một "thế giới mới trên mặt nước” với đầy đủ tiện nghi như trên đất liền. Cũng từ đây, khái niệm "cách mạng xanh” trong quy hoạch đô thị ra đời và nhận được nhiều sự quan tâm của giới kiến trúc trên thế giới.

Đa số các nhà kiến trúc ủng hộ "cách mạng xanh” đều có chung một quan điểm: Các vùng đồng bằng trên khắp thế giới sẽ bị quá tải trong tương lai. Đây cũng là những khu vực chịu tác động trực tiếp của hiện tượng nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu và sẽ thường xuyên phải hứng chịu các trận lũ lớn với sức tàn phá ngày càng mạnh.

Các dự án xây dựng thành phố mới nổi trên biển chính là câu trả lời góp phần nâng cao chuẩn sống của người dân, giải quyết được tình trạng khan hiếm chỗ ở, cũng như giúp bảo vệ hệ sinh thái.

Vạn sự khởi đầu nan

Giới quan sát nhận định, giống như mọi "cuộc chiến” khác, công cuộc chinh phục biển cả chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Tuy nhiên, những tiến bộ của khoa học công nghệ ngày nay cho phép nhân loại đến gần hơn với giấc mơ gây dựng một tương lai tươi đẹp nổi giữa lòng đại dương.

Kiến trúc sư Koen Olthuis cho hay: "Giai đoạn thử nghiệm đầu tiên về các tòa nhà nổi tại Hà Lan đã được thực hiện. Chúng tôi hiện đang xem xét tính khả thi về việc xây những khu phố trên những hộp bê tông nổi dài 100m. Các hộp này được thiết kế để có thể lắp ráp với nhau. Khi đó, chúng sẽ rất vững chắc do kích cỡ của toàn khối. Nhằm tránh cho những hộp bê tông bị trôi dạt, chúng sẽ được cắm neo sâu vào đáy biển. Ngoài ra, chúng tôi sẽ sắp đặt các không gian kiến trúc sao cho ánh sáng vẫn có thể lọt vào lòng biển và không gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái”.

Giới kiến trúc Hà Lan dự định, các khối xây dựng khổng lồ sẽ được nghiên cứu đặt ở những vùng đất lấn biển hay tại những khu vực nước đã thông dòng. Ở thời điểm công nghệ phát triển rực rỡ như hiện nay, có rất nhiều các phương án đang được nghiên cứu và sẽ sớm được đưa vào ứng dụng thực tiễn.

Bất chấp các quan điểm trái chiều quan ngại về việc, quá trình xây dựng thành phố nổi trên biển rất có thể làm tổn hại đến hệ sinh thái tự nhiên, ý tưởng về "các thành phố nổi” trong tương lai đang dần "thuyết phục” nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là những quốc gia đang phải đối mặt với nguy cơ ngập lụt cao và mật độ dân số dày đặc.

Tại quốc đảo Kiribati, hai dự án xây dựng "thành phố nổi” đang trong quá trình bàn thảo. Dự án thứ nhất bao gồm ba đảo nhỏ được phủ thảm thực vật, nông nghiệp và một khu dân cư lớn, do công ty xây dựng Shimizu Corp của Nhật Bản đề xuất. Dự án thứ hai cũng là dự án xây dựng một đảo nổi mang tên Lilypad do kiến trúc sư người Bỉ Vincent Callebaut thiết kế. Hòn đảo nhân tạo này sẽ có hình dáng giống bông hoa súng, bao gồm một tổ hợp các chung cư có sân vườn, có thể chứa đến 30.000 người, với chi phí ước tính lên tới 1,5 tỉ euro.

Trong khi đó, một tập đoàn viễn thông của Trung Quốc cũng đã đặt hàng văn phòng thiết kế ATDesign của Anh thiết kế một khu phố sinh thái diện tích 10 km², được xây trên những hộp bê tông nổi.

Mới đây, Chính phủ Indonesia cũng đã quyết định hợp tác với các chuyên gia hàng đầu Hà Lan đến từ Công ty Witteveen+Bos (vốn nổi tiếng trong lĩnh vực lấn biển) trong Dự án xây dựng xây dựng tường một "Bức tường chắn sóng khổng lồ” dài 24km, do 17 hòn đảo nhân tạo hợp thành. Dự án này được kỳ vọng sẽ giúp Jarkata thoát khỏi nguy cơ bị nhấn chìm bởi lũ lụt và mực nước biển dâng cao.

Theo thiết kế, hệ thống chắn sóng biển dài 24km tại Indonesia sẽ nối từ Teluk Naga ở Tangerang, tỉnh lân cận Banten tới khu vực cảng Tanjung Priok ở Bắc Jakarta. Dự án được chia làm hai giai đoạn, trong đó giai đoạn một tập trung xây dựng hệ thống đạp chắn sóng biển, để tạo nên 17 hòn đảo nhân tạo và cải thiện tình trạng ngập lụt thường xuyên ở thủ đô trên 12 triệu dân của Indonesia. Giai đoạn hai dành cho việc phát triển cơ sở hạ tầng và đô thị tại các vùng đất nhân tạo. Dự kiến, toàn bộ dự án sẽ được hoàn thành trong vòng 10 năm và toàn bộ các hạng mục công trình đều được triển khai trên cơ sở đấu thầu công khai.

(Theo Petrotimes)

Các tin khác
Một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trên thế giới là bệnh tim.

Các nhà nghiên cứu của Đại học Bologna (Ý), thành viên của nhóm nghiên cứu quốc tế, đã phát hiện một gene quan trọng trong việc chữa lành tổn thương tim sau cơn đau tim.

Những chai phấn rôm của Johnson & Johnson.

Ngày 11-8, Hãng dược phẩm Johnson & Johnson của Mỹ thông báo sẽ dừng bán ra phấn rôm làm từ bột talc trên thị trường toàn cầu vào năm 2023.

Một siêu trăng mọc trên đỉnh Đài tưởng niệm Washington - Ảnh: NASA

Đây là siêu trăng cuối cùng trong năm 2022, tình cờ lại tròn cùng ngày với đêm lộng lẫy nhất của mưa sao băng Perseids tuôn ra từ chòm sao Anh Tiên.

Một sản phẩm robot tại Hội nghị Robot thế giới 2021.

Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Bắc Kinh (Trung Quốc) cho biết Hội nghị Robot thế giới 2022 (WRC 2022) sẽ được tổ chức theo hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp. Sự kiện sẽ quy tụ hơn 300 nhà khoa học cũng như đại diện đến từ các tổ chức, công ty quốc tế ở Trung Quốc và nước ngoài.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục