Ấn Độ phát triển loại vaccine phòng ung thư cổ tử cung

  • Cập nhật: Thứ ba, 6/9/2022 | 2:48:29 PM

Vaccine sẽ được bán ra thị trường trong vài tháng tới, có giá từ 2,51-5,03 USD, được sử dụng qua đường tiêm, với liều lượng 2 mũi tiêm cho nhóm từ 9-14 tuổi và 3 mũi cho nhóm từ 15-26 tuổi.

Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại Novi, Michigan, Mỹ.
Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại Novi, Michigan, Mỹ.

Viện Serum Ấn Độ (SII), nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, đã phát triển vaccine đầu tiên của nước này ngừa ung thư cổ tử cung và sẽ sớm đưa ra thị trường.

SII và Chính phủ Ấn Độ đã xác nhận thông tin này ngày 1/9.

Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phổ biến thứ 4 ở phụ nữ trên toàn cầu, ước tính trong năm 2020 ghi nhận 604.000 ca mắc mới và 342.000 ca tử vong. Khoảng 90% số ca này tập trung tại các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Hai loại virus HPV 16 và 18 là nguyên nhân gây ra ít nhất 70% số ca ung thư cổ tử cung. Bộ Công nghệ sinh học Ấn Độ cho biết vaccine của nước này sẽ có tác dụng đối với các loại HPV 16 và 18, cũng như các loại 6 và 11.

Hiện tại các hãng dược Merck và GSK là các nhà sản xuất chính các loại vaccine ngừa HPV.

Giám đốc điều hành SII, ông Adar Poonawalla cho biết: "Vaccine sản xuất trong nước sẽ giúp Ấn Độ tự chủ trong việc giảm nguy cơ tử vong ở phụ nữ do mắc bệnh ung thư cổ tử cung”.

Theo ông Poonawalla, vaccine này sẽ được bán ra thị trường trong vài tháng tới, trước tiên là thị trường Ấn Độ và sau đó là thị trường thế giới, với mức giá từ 200-400 rupee (tương đương 2,51-5,03 USD). Công ty đặt mục tiêu sản xuất 200 triệu liều vaccine này trong 2 năm tới.

Vaccine trên sẽ được sử dụng qua đường tiêm, với liều lượng 2 mũi tiêm cho nhóm từ 9-14 tuổi và 3 mũi cho nhóm từ 15-26 tuổi.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Một nghiên cứu tại Thụy Điển cho thấy những người ngủ ngáy có nhiều nguy cơ mắc các bệnh ung thư hơn bình thường.

Robot viết thư pháp sử dụng công nghệ AI được giới thiệu tại Hội nghị Trí tuệ nhân tạo thế giới 2022 ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 1/9/2022.

Hội nghị Trí tuệ nhân tạo thế giới 2022 với chủ đề "Đa vũ trụ vô hạn kết nối thông minh" đã kết thúc sau 3 ngày diễn ra sôi nổi tại thành phố Thượng Hải (Trung Quốc).

Hơn 95% hệ thống chữ cổ Linear Elamite có thể đã được giải mã.

Các bác sĩ thực hiện phẫu thuật nội soi cắt u xơ tử cung cho bệnh nhân tại Bệnh viện Hữu Nghị 103 Yên Bái.

Cắt tử cung nội soi là phương pháp hiện đại được chỉ định trong điều trị các bệnh lý: u xơ tử cung, ung thư tử cung, lạc nội mạc tử cung, xuất huyết tử cung bất thường. Kỹ thuật này giúp cho người bệnh không đau, có thể cầm máu tốt, không để lại sẹo và hạn chế những biến chứng nguy hiểm sau phẫu thuật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục